Chứng nhận HALAL là gì? – Quy định về thực phẩm của người Hồi giáo

462 lượt xem
Chia sẻ:
Chứng nhận Halal là điều kiện để sản phẩm đến với thị trường Hồi giáo

Chứng nhận Halal trong thị trường Hồi giáo không chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn cho các sản phẩm tiêu dùng mà còn là sự thể hiện lối sống tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Hãy cùng Luci tìm hiểu thêm về ý nghĩa sâu sắc của Halal là gì và tại sao lại trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa và ẩm thực đa dạng trên khắp thế giới.

1. Tìm hiểu về chứng nhận HALAL

1.1 Chứng nhận HALAL là gì?

Halal là gì? Cách viết khác của Halal là Halaal, là một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “cho phép” hoặc “hợp pháp”. Halal gắn với các sản phẩm hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phù hợp với chuẩn mực của Kinh Qua’ran. Trái với HALAL là HARAM tức kiêng kị, không được phép. Bên cạnh đó còn có một số vật không xác định rõ ràng là HALAL hay HARAM sẽ được cho là MASHBOOH (Nghi ngờ).

Vậy chứng nhận HALAL là gì? chứng nhận Halal được định nghĩa là việc xác nhận sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về nguyên liệu, thành phần và điều kiện trong sản xuất đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Halal (theo Kinh Qua’ran và luật Sharia). 

Chứng nhận Halal là điều kiện để sản phẩm đến với thị trường Hồi giáo
Chứng nhận Halal là điều kiện để sản phẩm đến với thị trường Hồi giáo

Theo người Hồi giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, không đơn thuần là trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… đều phải dựa trên Thiêng luật này.

1.2 Các sản phẩm bắt buộc đạt chứng nhận HALAL tại thị trường Hồi giáo

Đối với người Hồi Giáo, việc sử dụng các sản phẩm Halal là bắt buộc, vì thế các sản phẩm nhập khẩu chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm, bao gồm:

  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  • Thuốc chữa bệnh
  • Mỹ phẩm
  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng
  • Thức ăn chăn nuôi Halal, thức ăn thủy sản Halal
  • Các sản phẩm chăm sóc cá nhân Halal

Bởi vì trên thị trường, đây là những sản phẩm thường chứa nguyên liệu từ động vật hoặc các thành phần khác không được phép đối với người Hồi giáo. Hơn nữa, các tiêu chuẩn đã được quy định của chứng nhận HALAL là gì? Đó không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. Do vậy, nếu quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng chất cấm thì sản phẩm đó sẽ được coi là HARAM.

Lưu ý: Chỉ các các sản phẩm vật thể được sản xuất hàng loạt và có nhãn hiệu thương mại rõ ràng thuộc các lĩnh vực mà Nhà nước sở tại cho phép sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận Halal.

2. Ba chương trình chứng nhận HALAL được áp dụng hiện nay

Hiện nay có 3 chương trình chứng nhận HALAL, tùy vào mục đích của doanh nghiệp có thể chọn chương trình chứng nhận phù hợp. 

Bảng: Ba chương trình chứng nhận HALAL hiện nay

KIM

(Malaysian Standards – MS)   

 

 

Thực phẩmMS 1500: 2019Halal Food – General Requirement / Thực phẩm Halal – Yêu cầu chung
Mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhânMS 2200-1(2008)

 

 

Islamic Consumer Goods – Part 1- Cosmetic and Personal Care – General Rule/ Sản phẩm tiêu dùng dành cho người Hồi Giáo – Phần 1- Mỹ Phẩm và Sản phẩm chăm sóc cá nhân – Các yêu cầu chung

 

 

Bao bìMS 2565: 2014

 

 

Halal Packaging – General Guidelines/ Bao gói Halal – Hướng dẫn chung

 

 

Dược phẩm

 

 

MS 2424: 2012Halal Pharmaceutical – General Guidelines/ Dược phẩm Halal – Hướng dẫn chung

 

 

MUI

 

 

Thực phẩm (nguyên liệu thực phẩm) HAS 23000

 

 

Requirement for Halal Certification/ Yêu cầu cho chứng nhận Halal

 

 

GCC

 

 

Thực phẩm UAE.S.2055-1: 2015  

 

 

Halal Products – Part 1: General Requirement For Halal Food/ Sản phẩm Halal – Phần 1: Yêu cầu chung cho thực phẩm Halal

 

 

Tiêu chuẩn Halal GCC: Là tiêu chuẩn dành riêng cho sản phẩm thực phẩm. Có giá trị xuất khẩu cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen). Chứng chỉ có hiệu lực 3 năm.

Tiêu chuẩn Halal JAKIM: Là tiêu chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước ngoại trừ Indonesia và GCC. Chứng chỉ có hiệu lực 1 năm.

Tiêu chuẩn Halal MUI: Là tiêu chuẩn chỉ dành cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thương hiệu. Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước, ngoại trừ: Malaysia và GCC. Chứng chỉ có hiệu lực 1 năm.

3. HALAL Food – Quy định về thực phẩm của người Hồi giáo

Halal Food – nét đẹp ẩm thực trong văn hóa của người Hồi giáo
Halal Food – nét đẹp ẩm thực trong văn hóa của người Hồi giáo

Halal Food là gì? Halal Food là các sản phẩm thực phẩm đạt chứng nhận Halal. Các quy định pháp luật về sản phẩm thực phẩm Halal được thể hiện trong Kinh Qur’an với những lời phán của thánh Allah. Theo đó, thực phẩm tốt và sạch sẽ mang lại cho con người sự nhẹ nhàng và thanh thản trong tâm hồn, đem lại lợi ích về sức khỏe. 

Pháp luật Hồi giáo là những lời răn dạy của thánh Allah, được thương gia Mohammed truyền thụ cho người đời: “Những ai tuân theo Thiên sứ (Muhammad), một Nabi Ummi mà họ đã thấy ghi trong Kinh Taurah và Injil nơi họ – Người ra lệnh bảo họ làm điều lành và cấm cản họ làm điều dữ; Người cho phép họ dùng thực phẩm tốt và sạch và ngăn cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn; và Người tháo bớt gánh nặng của họ và giải thoát họ khỏi các gông cùm đang đè nén họ. Bởi thế, những ai tin tưởng nơi Người, ủng hộ Người, giúp đỡ Người và tuân theo ánh sáng đã được gửi xuống cùng với Người thì là những người sẽ thành đạt ” 

3.1 Các thực phẩm, đồ ăn Halal

Các thực phẩm Halal là gì, thực phẩm Halal bao gồm:

  • Mật ong
  • Rau tươi hoặc hoa quả khô
  • Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê)
  • Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh
  • Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ (Hazelnut)…
  • Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch…
  • Động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt… là thực phẩm Halal nếu như chúng được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo.

3.2 Các thực phẩm không phải là Halal, thực phẩm Haram –  bị cấm

Đối lập với thực phẩm Halal là các thực phẩm Haram bao gồm:

  • Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.
  • Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
  • Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
  • Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
  • Máu – huyết.
  • Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
  • Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.
  • Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
  • Con la và con lừa trong nước.
  • Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm .
  • Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.
  • Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
  • Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai
  • Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.
  • Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.
  • Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh).
  • Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại
  • Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.
  • Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

3.3 Các quy định về nghi thức, chế biến thực phẩm Halal

Thực phẩm Halal cần tuân theo những tiêu chuẩn chế biến nghiêm ngặt
Thực phẩm Halal cần tuân theo những tiêu chuẩn chế biến nghiêm ngặt

Tiêu chuẩn Halal cũng hướng đến các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới, đó là cấm sử dụng các chất, hóa chất, phụ gia gây hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, quy định cũng như nghi thức chế biến thực phẩm Halal cũng rất đặc biệt. Những quy định khắt khe về chế biến thực phẩm trong pháp luật Hồi giáo không chỉ là quy chuẩn về an toàn vệ sinh mà còn là lời phán xét của thánh Allah. Chứng nhận Halal như một hành lang pháp lý vững chắc để kiểm soát nguyên phụ liệu và quy trình chế biến thức ăn cho người Hồi giáo.

Theo đó, việc giết mổ động vật cần phải tuân thủ Kinh Cô-ran với những lễ nghi, tập tục lâu đời. Người giết mổ phải là tín đồ Hồi giáo có tinh thần minh mẫn, hiểu biết các quy tắc và điều kiện giết mổ trong Hồi giáo, trước khi bị giết, con vật phải còn sống và có dấu hiệu sinh tồn và sau đó được giết mổ theo cách nhân đạo nhất bằng các dụng cụ sắc bén, để đảm bảo quá trình giết mổ diễn ra nhanh chóng, ít gây chảy máu …. Ngoài ra, người giết mổ phải cầu nguyện “Bismillah” (Nhân danh Allah) trong khi thực hiện giết mổ.

Halal Food không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm Haram (trừ khi có giám sát viên Hồi giáo tham gia toàn bộ quá trình). Bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm Haram cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật hồi giáo khi dùng cho thực phẩm HALAL. Hiểu rõ những quy định của tiêu chuẩn Halal là gì giúp cho doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và người tiêu dùng an tâm khi sử dụng thực phẩm.

4. Quy trình đánh giá chứng nhận HALAL 

Chứng nhận Halal và quy trình đánh giá nghiêm ngặt
Chứng nhận Halal và quy trình đánh giá nghiêm ngặt

Hiện nay, các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam không phải là cơ quan thuộc chính phủ mà là ban tổ chức tư nhân đã được các tổ chức Halal ở trên thế giới như GCC Accreditation Center (GAC), JAKIM (Malaysia), ESMA (UAE), CICOT (Thái Lan), MUIS(Singapore),  KFDA (Hàn Quốc),… công nhận chức năng cũng như thẩm quyền kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ Halal ở Việt Nam.

Vậy quy trình chứng nhận đạt chuẩn Halal là gì? Để chứng nhận Halal, doanh nghiệp thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal

Doanh nghiệp xem xét chương trình chứng nhận Halal phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp và nộp 1 bản đăng ký chứng nhận, bao gồm các thông tin về Công ty và các Sản phẩm cần chứng nhận Halal.

Bước 2:  Ký kết hợp đồng

Sau khi nhận được bản đăng ký chứng nhận, hội đồng chứng nhận sẽ triển khai xem xét, thông báo chi phí tới doanh nghiệp, tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Khách hàng chuẩn bị bộ Hồ sơ đánh giá Halal bao gồm:

  1. Hợp đồng chứng nhận Halal;
  2. Hồ sơ giới thiệu công ty ( bao gồm cả sơ đồ tổ chức);
  3. Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
  4. Các giấy phép hoạt động (nếu có);
  5. Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận;
  6. Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận(nếu có);
  7. Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có);
  8. Đăng ký (nhãn hiệu) của công ty, nếu có;
  9. Địa chỉ chi nhánh của công ty;
  10. Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường;
  11. Giấy chứng nhận về Phòng cháy chữa cháy;
  12. Quy trình xử lý nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải;
  13. Hồ sơ phân tích thí nghiệm;

Bước 4: Đánh giá, Thẩm xét Đơn vị 

  • Ðánh giá Tài liệu
  • Ðánh giá Hiện trường
  • Chuẩn bị báo cáo
  • Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích sau đó sẽ viết một báo cáo
  • Thẩm xét kỹ thuật
  • Sự phù hợp trong đánh giá Halal
  • Chi phí

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận Halal cho doanh nghiệp

– Cấp giấy chứng nhận Halal và cho phép sử dụng logo Halal cho các sản phẩm được kiến nghị sử dụng dấu halal. Chứng chỉ Halal có hiệu lực 1 năm, sẽ được giám sát 6 tháng 1 lần. Doanh nghiệp cần thực hiện chứng nhận lại cho sản phẩm không muộn hơn một 1 tháng trước ngày hết hạn.

5. Lợi ích của chứng nhận HALAL đối với doanh nghiệp

Tiềm năng của thực phẩm Halal tại Đông Nam Á
Tiềm năng của thực phẩm Halal tại Đông Nam Á

Chứng nhận HALAL mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong nền kinh tế hội nhập và đa dạng.

5.1 Mở rộng thị trường kinh doanh

Hồi giáo là một thị trường tiêu dùng cực kỳ rộng lớn, là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, với hơn 1 tỷ người (tương đương 15% dân số thế giới). Phần lớn tập trung tại các nước Trung Đông. Ở Nước ta, người theo đạo Hồi có tỷ lệ rất thấp, khoảng 0,1% dân số. Vì vậy, đối tượng hướng đến của các cơ sở sản xuất thực phẩm, nước uống, các sản phẩm Halal Food là thị trường ở các nước lân cận có tỷ lệ dân số theo đạo Hồi cao như Indonesia và Malaysia, hoặc các nước Trung Đông. Và để xâm nhập vào thị trường này, đòi hỏi sản phẩm phải có chứng nhận Halal.

5.2 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong thời hiện đại, thực phẩm sạch và an toàn là quan tâm của mọi nhà. Chứng nhận Halal không chỉ đáp ứng tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm thông qua những tiêu chuẩn về nguyên liệu, chế biến, vận chuyển và bảo quản được quy định một cách rõ ràng.

Những sản phẩm có dấu Halal dễ nhận được thiện cảm, tin tưởng và ưu ái từ những khách hàng thông thái
Những sản phẩm có dấu Halal dễ nhận được thiện cảm, tin tưởng và ưu ái từ những khách hàng thông thái

Thị trường thực phẩm Halal cũng là một trong những thị trường nổi bật nhất của thực phẩm toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường thực phẩm Halal sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, nhờ vào sự gia tăng của dân số Hồi giáo trên toàn thế giới và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm Halal. Một số thị trường tiêu biểu của thực phẩm Halal bao gồm các nước Hồi giáo, châu Á và Trung Đông. Trong những năm gần đây, các nước phương Tây cũng đã bắt đầu quan tâm đến thực phẩm Halal và nhu cầu tiêu thụ của họ cũng đang tăng lên.

5.3 Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh 

Môt lợi ích quan trọng khác của chứng nhận Halal là gì, đạt được Chứng nhận HALAL sẽ là một bằng chứng về thực phẩm an toàn, giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín, hình ảnh của sản phẩm trên thương trường trong nước và quốc tế. Từ đó nâng cao được giá thành sản phẩm và có cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài. 

6. Những điều cần lưu ý để doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn HALAL

Tiêu chuẩn Halal là một tiêu chuẩn nghiêm ngặt song mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vì thế, việc áp dụng tiêu chuẩn Halal đang được áp dụng mạnh mẽ để mở rộng, hướng đến thị trường tiêu dùng Hồi giáo rộng lớn trên thế giới. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có những lưu ý để sản phẩm có thể đáp ứng tiêu chuẩn Halal.

Doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện để đạt được chứng nhận Halal
Doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện để đạt được chứng nhận Halal

Nắm bắt nhu cầu thị trường: Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng Halal trong định vị khách hàng mục tiêu. Nhu cầu này có thể thay đổi tùy theo văn hóa và địa phương, vì vậy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng đúng những yêu cầu đặc biệt đó.

Tối ưu hóa quá trình sản xuất: Đảm bảo rằng quá trình sản xuất tuân thủ theo các quy tắc Halal. Điều này bao gồm cả nguyên liệu, quy trình sản xuất, và cả cách lưu trữ và vận chuyển sản phẩm.

Tích hợp công nghệ: Ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi chuỗi cung ứng và minh bạch trong quá trình sản xuất. Ví dụ việc sử dụng công nghệ blockchain có thể giúp doanh nghiệp tăng cường minh bạch và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với cộng đồng Muslim (những người theo đạo Hồi) ở địa phương và tích hợp thông điệp Halal vào chiến lược quảng bá, marketing để mang sản phẩm đến với nhiều người hơn.

Tiêu chuẩn Halal không chỉ đáp ứng tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới đảm bảo cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm. Hy vọng những chia sẻ trên của Luci đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Halal là gì và nếu có bắt gặp một sản phẩm Halal trong siêu thị, bạn có thể nhận ra ngay đó không chỉ là sản phẩm an toàn mà còn là một nét đẹp văn hóa tôn giáo.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục