Ký hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà là bước quan trọng trong quy trình quản lý tòa nhà. Vậy hợp đồng quản lý này bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết Luci chia sẻ dưới đây.
>> Quản lý tòa nhà là gì? Những kiến thức quan trọng cần ‘bỏ túi’
Hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà sử dụng làm gì?
Thông thường, hợp đồng sẽ được sử dụng khi hai hay nhiều bên muốn thỏa thuận, hợp tác. Hợp đồng là cam kết để làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng sẽ đảm bảo không bên nào trốn tránh được trách nhiệm khi vi phạm các điều khoản.
Hợp đồng với dạng này được sử dụng trong lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà. Và hợp đồng được ký kết giữa ban quản trị tòa nhà và đơn vị quản lý vận hành.
Ban quản trị tòa nhà sẽ ký hợp đồng để thuê đơn vị quản lý vận hành tòa nhà. Đơn vị quản lý tòa nhà sẽ cam kết thực hiện quản lý vận hành tòa nhà có hiệu quả. Hai bên phải đảm bảo thực hiện được các điều khoản đã nêu trong hợp đồng. Bất cứ bên nào vi phạm đều phải bồi thường hợp đồng.
Nội dung hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà
Mỗi loại hợp đồng sẽ có một nội dung khác nhau. Hợp đồng được dùng trong trường hợp này sẽ có nội dung như thế nào? Cụ thể, nội dung của loại hợp đồng này bao gồm:
Thông tin các bên tham gia vào hợp đồng
Đây là nội dung không thể thiếu trong bất kì loại hợp đồng nào. Hợp đồng phải ghi rõ thông tin của các bên. Bao gồm:
- Tên đơn vị
- Họ và tên người đại diện tham gia ký kết hợp đồng
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Số tài khoản
- Email, Fax
- Những thông tin cần thiết khác
Nội dung và yêu cầu về dịch vụ quản lý vận hành
Đây sẽ là mục mà các bên nêu ra nội dung và yêu cầu về dịch vụ quản lý. Mục này của hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà sẽ bao gồm:
- Ban quản trị tòa nhà sẽ nêu ra các yêu cầu công việc cho bên quản lý vận hành.
- Đơn vị quản lý vận hành sẽ đảm bảo quản lý vận hành tốt. Cung cấp các dịch vụ theo đúng yêu cầu của ban quản trị tòa nhà.
- Đơn vị quản lý vận hành thực hiện công việc theo sự ủy quyền của ban quản trị tòa nhà.
Giá dịch vụ quản lý vận hành và phương thức đóng phí
Đây là hợp đồng thuê dịch vụ nên thỏa thuận về giá cả là một nội dung quan trọng. Giá cả sẽ được tính theo đồng/mét vuông.
Tùy thuộc vào đối tượng quản lý là khu chung cư, khu hầm bãi gửi xe,… sẽ có giá cả khác nhau. Ngoài ra còn có giá các dịch vụ quản lý vận hành khác: vệ sinh, diệt côn trùng, an ninh,…
Đơn vị quản lý vận hành có thể thu thêm các khoản thu khác tại nhà chung cư. Ví dụ như dịch vụ quảng cáo trong thang máy, cho thuê bãi đỗ xe taxi, các khoản thu khác. Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về vấn đề này.
Phí của dịch vụ quản lý vận hành sẽ được thu theo tháng. Đơn vị quản lý vận hành sẽ thu bằng tiền mặt hoặc hình thức chuyển khoản.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trong hợp đồng quản lý sẽ nêu rất rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên. Hợp đồng nêu chi tiết những quyền mà mỗi bên được hưởng. Đồng thời, nêu rõ nghĩa vụ của mỗi bên. Ngoài những quyền và nghĩa vụ có sẵn trong hợp đồng mẫu. Các bên sẽ tự thỏa thuận nếu có quyền và nghĩa vụ khác muốn đưa vào hợp đồng.
Thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ
Thời hạn hợp đồng sẽ được ghi rõ là từ thời gian nào đến thời gian nào. Trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng 30 ngày phải gia hạn lại hợp đồng. Đơn vị quản lý vận hành sẽ gửi văn bản đề xuất gia hạn.
Sau 15 ngày không nhận được ý kiến bằng văn bản của ban quản trị tòa nhà. Hợp đồng sẽ tự động gia hạn bằng thời hạn của hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại
Bên vi phạm hợp đồng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Khi kết thúc hợp đồng không bên nào được sử dụng dữ liệu, tài sản của đối phương.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà đề cập rất rõ về những trường hợp chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng sẽ bị chấm dứt khi:
- Hết hạn hợp đồng và nhất trí không gia hạn hợp đồng.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của tất cả các bên.
- Một trong hai bên bị phá sản.
Ngoài ra, trường đơn phương chấm dứt hợp đồng thời hạn vẫn có thể xảy ra. Đó là khi một trong hai bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng.
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Nếu có tranh chấp về nội dung hợp đồng thì các bên phải tiến hành thương lượng để giải quyết. Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư mà thương lượng không được. Các bên có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có chung cư để giải quyết.
Nếu tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà. Các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng.
Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng sẽ ghi rõ hợp đồng có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào. Các bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Mỗi bên sẽ giữ một bản hợp đồng. Nếu có thỏa thuận mới thì phải ký kết hợp đồng bổ sung hoặc lập phụ lục hợp đồng.
Các thỏa thuận khác
Nội dung khác sẽ được các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, phải hợp lý, thống nhất với các nội dung có sẵn trong hợp đồng. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bài viết này đã đề cập về hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà. Trọng tâm là những nội dung có trong hợp đồng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
>> Quy trình quản lý vận hành tòa nhà được thực hiện như thế nào?