Thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức đa dạng, từ quy hoạch không gian, cơ sở hạ tầng đến vấn đề đảm bảo an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ những thách thức là chìa khóa để xây dựng những giải pháp, hướng đến sự phát triển bền vững của đô thị trong tương lai.
1. Khái quát tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
1.1 Đô thị hóa là gì?
Để hiểu rõ khái niệm và những đặc điểm của đô thị hóa, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm đô thị là gì? Đô thị được định nghĩa là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị.
Theo đó, đô thị hóa là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị tăng lên
- Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa.
- Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu và là con đường phát triển đem đến nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội và con người cho các quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh đô thị hóa, thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay cũng đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ, toàn diện và thông minh để đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng.
1.2 Quy mô và tốc độ đô thị hóa
Những năm gần đây, đô thị hóa nhanh và mạnh đang thể hiện vô cùng rõ nét trong sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Đến cuối năm 2023, Dân số Việt Nam ước tính 100,3 triệu người, tăng gần 835.000 người so với năm 2022, với 38,2 triệu dân thành thị và 62 triệu dân ở nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước là 42%. Nước ta có 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê năm 2023, 10 tỉnh thành đô thị hoá cao nhất cả nước đó là: Đà Nẵng đứng đầu cả nước với 87,45%, Bình Dương 84,32%, Thành phố Hồ Chí Minh 77,77%, Cần Thơ 70,50%, Quảng Ninh 67,50%, Bà Rịa – Vũng Tàu 66,96%, Thừa Thiên Huế 52,81%, Bắc Ninh 51,32%, Hà Nội 49,05%, Hải Phòng 45,58%.
Quá trình đô thị hóa giúp cho không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Đồng thời cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường nói chung.
1.3 “Xu hướng” dịch cư đô thị
Nói đến những đặc trưng của đô thị hóa là gì, đó không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị, không gian kinh tế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh và hình thành xu thế di cư trong xã hội – tạo nên những thách thức trong thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam.
Di cư cũng là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại tập trung phần lớn ở các đô thị đã tạo nên sự chuyển dịch cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, lý do quan trong tiếp theo là khoảng cách di chuyển, đa số người di cư thích chuyển đến những vùng lân cận. Điều này cũng dễ hiểu với người Việt Nam, khi di cư vẫn muốn có khoảng cách gần với quê hương, người thân. Ví dụ như, hầu hết người di cư của Đồng bằng sông Cửu Long thường chuyển đến Đông Nam Bộ.
1.4 Mối quan hệ giữa đô thị, nông thôn và công nghiệp hóa
Đánh giá về mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn: Ở Việt Nam, các đô thị cổ được hình thành từ rất sớm, trong thời kỳ phong kiến quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong thời Pháp thuộc hệ thống đô thị được hình thành các cụm với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự như Hà Nội – Hải Phòng, Huế – Đà Nẵng, Sài Gòn – Chợ Lớn. Sau thời kỳ đổi mới, đô thị phát triển mạnh với nhiều loại hình đô thị. Quá trình đô thị hóa có tác động lớn đến các vùng nông thôn đặc biệt tại các khu vực giáp ranh giới với các đô thị lớn, các khu vực phát triển các ngành công nghiệp với các khu công nghiệp.
Đánh giá về mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa: Đô thị chính là sản phẩm của công nghiệp hóa. Do công nghiệp hóa mà dòng người chuyển từ nông thôn về các trung tâm đô thị ngày càng đông. Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển, đưa nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới.
2. Thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam và những hạn chế
Đô thị hóa đang tiếp tục con đường tăng trưởng với những bước tiến mạnh mẽ, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khắp các vùng miền. Tuy nhiên các đô thị ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức – thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam cần được quan tâm chặt chẽ và toàn diện hơn.
2.1 Cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị
Gia tăng dân số đang là vấn đề đặt ra đối với các thành phố và đô thị. Bên cạnh những tác động tích cực như phát triển lực lượng lao động trẻ, tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao thì gia tăng dân số đồng thời cũng gia tăng áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng – là một trong những thách thức của tình trạng quản lý đô thị ở Việt Nam quan trọng nhất hiện nay.
Đa số các đô thị ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, sau đó quy hoạch phát triển mở rộng, chắp vá, nên dẫn đến thiếu đồng bộ, làm giảm khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu. Diện tích cây xanh, hồ điều hòa, nguồn nước còn thiếu trầm trọng, chất lượng không khí bị ảnh hưởng, nhiệt độ tăng cao, ngập lụt mùa mưa bão làm cho cuộc sống người dân bị đảo lộn. Các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, đường phố, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân.
Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến hạ tầng giao thông vận tải đô thị. Giao thông đô thị luôn giữ vai trò trọng yếu và là huyết mạch của đô thị thế nhưng trong thực tiễn, giao thông đô thị đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với phát triển bền vững của đô thị. Nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh như Việt Nam. Thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam với ùn tắc giao thông là khung cảnh thường thấy ở các thành phố lớn, không chỉ vào giờ cao điểm mà thường ngày luồng phương tiện giao thông cũng rất đông đúc. Nước ta đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, triển khai phương tiện giao thông công cộng tại các đô thị, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng đó.
Cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị không chỉ là nhu cầu sinh sống, đi lại, thông thương mà còn liên quan đến sự an toàn của người dân. Vì thế, cần giải quyết tốt bài toán về thực trạng quản lý đô thị này, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị.
2.2 Dân số tăng dẫn đến áp lực về nhà ở đô thị
Cùng với làn sóng di cư, áp lực về nhà ở cũng đang là thách thức quan trọng của quá trình đô thị hóa và thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam. Giấc mơ an cư của người dân di cư liệu có thể thực hiện được?
Hiện nay, tại các thành phố lớn hay các khu công nghiệp tập trung, hầu hết người dân đều đang thuê nhà để phục vụ cho sinh sống, học tập và làm việc. Tại những thành phố này, khoảng cách giữa giá căn hộ và thu nhập trung bình của người dân vô cùng lớn, khiến cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
2.3 Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường
Không thể phủ nhận lao động di cư là nguồn nhân lực có vai trò lớn bổ sung nguồn lao động, thúc đẩy phát triển đa dạng các lĩnh lực kinh tế, ngành nghề và sự tăng trưởng chung của các đô thị. Tuy nhiên, di cư và đô thị hóa nhanh không chỉ tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng đô thị mà còn có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Khói bụi từ phương tiện giao thông, núi rác thải khổng lồ, bụi, khí xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Trong thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay, ô nhiễm ánh sáng hay sự xuất hiện của các nguồn ánh sáng nhân tạo khác nhau gây nên sự nhiễu loạn đối với nhịp sinh học của các loài sinh vật cũng như gây mất cân bằng trong hệ sinh thái. Ánh sáng làm cho cây xanh bị rối loạn cơ chế quang hợp, có xu hướng rụng lá, tăng lượng khí CO2. Ánh sáng nhân tạo phát ra từ các đô thị thu hút hàng triệu côn trùng, làm mất nguồn thức ăn của các loài chim và phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên. Hay nhiều loài sinh vật biển bị xáo trộn nhịp sinh học do các tín hiệu ánh sáng nhầm lẫn. Một tổ chức bảo tồn rùa biển cho rằng: “Ánh sáng rực rỡ trong những khu nghỉ dưỡng gần bờ biển có thể gây hại cho rùa con khiến những con mới nở bị mất phương hướng và đi vào đất liền thay vì đi ra đại dương, chúng có thể bị chết bởi kiệt sức do mất nước hoặc làm mồi cho thú khác”.
2.3 An ninh và an toàn đô thị có được đảm bảo?
Bảo đảm trật tự an toàn xã hội đô thị là vấn đề cấp thiết hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh và làn sóng nhập cư tăng cao, công tác quản lý đô thị chưa bắt kịp với sự phát triển xã hội đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, cháy nổ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Vì thế, để hướng tới một cuộc sống đô thị có chất lượng sống tốt thì việc bảo đảm an ninh và an toàn đô thị – giải quyết những bất cập của thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay là một trong những nhu cầu thiết yếu. Góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ và phát huy nguồn lực về con người và tài nguyên.
3. Giải pháp quản lý đô thị hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững
Đứng trước thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam và những thách thức tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội và con người đòi hỏi cần có những biện pháp, chính sách từ nhà nước và tổ chức tư nhân hướng đến xây dựng một Việt Nam bền vững.
3.1 Quy định của nhà nước về quản lý đô thị
Đưa ra những giải pháp cho hệ thống đô thị Việt Nam giai đoạn tới, nhà nước đã ban hành nghị quyết số 06-NQ/TW, chỉ ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện. Các nhóm nhiệm vụ gồm:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững;
- Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững;
- Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới;
- Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị;
- Phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, Nhà nước có trách nhiệm phát triển và cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thay vì luôn giữ vai trò hàng đầu trong việc phát triển các dịch vụ đô thị, vai trò của Nhà nước đã giảm đi rất nhiều, nhường lại cho khối tư nhân xây dựng trong nhiều trường hợp. Trong một số trường hợp, Nhà nước sẽ thỏa thuận để làm việc với tư cách là đối tác với khối tư nhân để mang lại những giải pháp giải quyết thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiệu quả nhất.
3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong quản lý đô thị
Bên cạnh biện pháp quản lý của nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý đô thị, đáp ứng những thử thách của thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay. Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và tương tác với môi trường xung quanh, đặc biệt là trong các đô thị hiện đại.
Những đô thị thông minh, Smart City đang mang lại cho chúng ta một cuộc sống tiện nghi, hiện đại chưa từng có, nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống cho cư dân đô thị.
4. Quản lý đô thị ứng dụng giải pháp IoT của Luci – Bắt kịp xu thế phát triển bền vững trên thế giới
Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều dự án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý đô thị hiệu quả. Những hệ thống này nhằm cải thiện công tác quản lý đô thị và tạo ra sự tiện ích cho cư dân thành phố.
Công ty cổ phần Luci là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quản lý đô thị thông minh tổng thể ứng dụng IoT tại Việt Nam, với các sản phẩm tiêu biểu như:
- Luci RMS – Giải pháp quản lý đô thị thông minh
- Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh
- Luci Lighting – Giải pháp đèn đường thông minh
- Luci IOC – Giải pháp trung tâm điều hành thông minh
- Luci AM – Giải pháp quản lý tài sản thông minh
Giải pháp quản lý đô thị thông minh của Luci không chỉ tập trung vào quản lý và nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống trong đô thị mà còn đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường, bắt kịp xu thế đô thị phát triển bền vững trên thế giới.
Hy vọng bài viết của Luci đã giúp bạn hiểu rõ thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam và những thách thức để có hướng đi mới và hiệu quả hơn trong quản lý và quy hoạch đô thị ngay từ đầu. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn trực tiếp về giải pháp quản lý đô thị thông minh, hãy liên hệ với Luci qua các thông tin sau:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 239 589
Website: www.luci.vn
Email: hr@luci.vn
Đội ngũ Luci hân hạnh được mang tới cho bạn những thông tin và phương pháp quản lý đô thị thông minh hiệu quả nhất!