Mã barcode – Sức mạnh công nghệ mã vạch trong thời đại 4.0

103 lượt xem
Chia sẻ:
Mã barcode thường được dán trên bao bì hàng hóa, sản phẩm.

Những mã vạch đen được dán trên bao bì sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa gì? Trong bài viết sau đây, hãy cùng Luci tìm hiểu các thông tin liên quan đến mã barcode.

1. Tìm hiểu mã barcode

1.1. Mã barcode là gì? Lịch sử hình thành mã barcode

Barcode hay còn gọi là mã vạch, là tập hợp một dãy các vạch đen xếp song song được dán trên bao bì hàng hóa, sản phẩm. Ngoài ra, phía dưới mỗi vạch còn có các chữ số, đây chính là dãy số biểu thị cho mã doanh nghiệp, mã dịch vụ hoặc mã sản phẩm.

Mã barcode có thể được đọc bởi đầu đọc mã vạch và máy quét mã vạch. Khi chúng ta thực hiện quét mã barcode thì sẽ nhận được các thông tin về sản phẩm như là: tên thương hiệu, nguồn gốc sản xuất, kích thước sản phẩm, lô hàng, thông tin kiểm định,…

Ý tưởng sử dụng mã barcode được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver vào năm 1948. Sau đó, vào 7 tháng 10 năm 1952, họ được cấp bằng sáng chế barcode bởi cơ quan quản lý sáng chế Hoa Kỳ.

1.2. Có mấy loại mã barcode?

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia mã barcode thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, các loại barcode được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128,…

Ngoài ra, trong một số loại barcode, người ta còn phát triển thành nhiều phiên bản (version) khác nhau, với mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ như:

  • UPC gồm; UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E;
  • EAN gồm: EAN-8, EAN-13, EAN-14;
  • Code 128 gồm: Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

1.3. Phân biệt mã barcode và mã qr

Sự khác nhau về hình thức giữa barcode và qr code
Sự khác nhau về hình thức giữa barcode và qr code
Mã barcodeMã qr
Giống nhauCả 2 đều cung cấp chức năng mã hóa dữ liệu bên trong, từ đó cung cấp cho chúng ta các thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nhằm phục vụ cho các hoạt động liên quan đến:

  • Kiểm trang hàng thật – giả
  • Truy xuất nguồn gốc của hàng hóa, sản phẩm
  • Hỗ trợ bảo hành sản phẩm
  • Hỗ trợ hoạt động khuyến mại, quảng cáo, chiêu thị sản phẩm.
Khác nhauVề hình thứcĐược biểu thị dưới hình thức các sọc thẳng (thường là màu đen) được đặt song song với nhau, ghi nhận thông tin theo 1 chiều.Được biểu thị dưới hình thức ma trận điểm đặt trong mẫu hình học (vuông), ghi nhận thông tin 2 chiều.
Về khả năng lưu trữ thông tinMã hóa từ 8 – 25 ký tự ở định dạng Alphabet và số. Nếu lượng thông tin tăng lên thì kích thước và chiều dài của mã vạch cũng tăng.Chứa 1 – 7000 ký tự ở định dạng chữ tượng hình, số hoặc ký tự đặc biệt. Cho phép chúng ta truy xuất tên miền để dẫn đến các địa chỉ khác
Về thiết bị dùng để giải mãChỉ cho phép máy quét mã đọc theo chiều ngang với biên độ dao động từ 4 đến 24 inch.Cho phép máy quét mã đọc được từ nhiều hướng. Tuy nhiên, chỉ có thể được giải mã bởi công nghệ quét array imager. Mã vạch QR có thể được quét ở khoảng cách lớn.

2. Ứng dụng mã barcode trong thực tế

2.1. Ứng dụng barcode trong quản lý kho hàng

Thay vì thực hiện các công việc phân loại hàng hóa hoặc quản lý tồn kho một cách thủ công thì với mã barcode, doanh nghiệp chỉ cần có máy đọc mã vạch kết nối với hệ thống quản trị kho hàng (chứa dữ liệu sản phẩm, thông tin và thuộc tính của sản phẩm) là đã có thể nhanh chóng kiểm tra lượng hàng tồn trong kho.

2.2. Ứng dụng barcode trong phân biệt hàng thật – hàng giả

Bằng cách sử dụng các phần mềm hoặc ứng dụng đọc mã trên điện thoại để quét mã barcode, người dùng có thể ngay lập tức kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, từ đó nhận dạng được hàng thật hay hàng giả.

2.3. Ứng dụng barcode trong thanh toán

Hiện nay, hầu hết các siêu thị và cửa hàng tiện lợi đều dùng máy đọc mã vạch để thực hiện thanh một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có thể kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc của mỗi món hàng.

2.4. Một số ứng dụng khác

Ngoài các ứng dụng kể trên, mã barcode còn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế (kiểm soát thông tin bệnh nhân, bệnh án, khai báo y tế,…); chuyển phát nhanh (kiểm soát thông tin đơn hàng, thông tin người nhận,…); hàng không (quản lý hàng hóa ký gửi).

Ứng dụng barcode trong hoạt động quản lý tài sản doanh nghiệp
Ứng dụng barcode trong hoạt động quản lý tài sản doanh nghiệp

3. Ứng dụng barcode trong giải pháp Quản Lý Tài Sản Thông Minh – Luci AM

Luci AM là một giải pháp quản lý tài sản thông minh, hoàn hảo cho nhu cầu công nghệ hóa hoạt động vận hành tài sản của các doanh nghiệp hiện nay. Bằng việc ứng dụng linh hoạt mã barcode, Luci AM hỗ trợ doanh nghiệp định danh, kiểm kê tài sản một cách chính xác và bảo mật tối đa mọi dữ liệu liên quan.

Hơn hết, với sức mạnh của tảng công nghệ IoT hiện đại, Luci AM sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp doanh nghiệp quản lý 360 độ toàn bộ vòng đời tài sản bao gồm: Mua sắm – Thanh lý – Thu hồi, điều chuyển – Bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa – Vận hành, sử dụng – Lắp đặt, bàn giao.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về Giải Pháp Quản Lý Tài Sản Thông Minh – Luci AM, xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:

  • Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0888 729 119
  • Website: www.luci.vn
  • Email: info@luci.vn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục