10 Giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả nhất

59 lượt xem
Chia sẻ:
10 Giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả nhất

Tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà luôn là nhu cầu mà các chủ đầu tư hướng đến nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vậy làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành tòa nhà? Hãy cùng Luci tìm hiểu 10 giải pháp giúp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà một cách hiệu quả trong bài viết sau đây.

1. Khái quát về chi phí vận hành tòa nhà

1.1. Chi phí vận hành tòa nhà là gì?

Chi phí vận hành tòa nhà là tổng chi phí mà chủ đầu tư phải chi trả để vận hành và duy trì hoạt động hàng ngày của tòa nhà, bao gồm các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi liên quan đến việc quản lý và bảo trì tòa nhà.

Chi phí vận hành tòa nhà bao gồm các khoản phí mà chủ đầu tư phải trả để tòa nhà hoạt động trơn tru.
Chi phí vận hành tòa nhà bao gồm các khoản phí mà chủ đầu tư phải trả để tòa nhà hoạt động trơn tru.

1.2. Những hạng mục sử dụng chi phí vận hành tòa nhà

Tổng chi phí vận hành tòa nhà thường dành cho các hạng mục sau:

  • Chi phí quản lý, bảo trì, bảo dưỡng các tiện ích công cộng như: bảo dưỡng và vệ sinh các khu vực chung, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan môi trường.
  • Chi phí bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật chung và riêng của tòa nhà: sửa chữa và bảo trì các hệ thống và cơ sở hạ tầng của tòa nhà gồm hệ thống điện, hệ thống cấp nước và hệ thống điều hòa không khí.
  • Chi phí dịch vụ lễ tân tại sảnh chính.
  • Chi phí dịch vụ giữ xe, an ninh tòa nhà hoặc hỗ trợ các sự cố khi cần thiết.
  • Chi phí dịch vụ vệ sinh cho tòa nhà, văn phòng riêng.
  • Chi phí dịch vụ phun thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.

Bên cạnh đó, chi phí vận hành tòa nhà chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: diện tích, độ tuổi và thiết kế của tòa nhà, tiện ích công nghệ, biến động giá cả và chi phí lao động,… Việc hiểu và quản lý tốt những yếu tố này sẽ giúp chủ đầu tư, ban quản lý tối ưu hóa chi phí vận hành và hiệu suất của tòa nhà.

2. 10 Giải pháp tối ưu chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả

Nhà đầu tư, ban quản lý cần định kỳ rà soát, đánh giá các hạng mục chi phí vận hành tòa nhà.
Nhà đầu tư, ban quản lý cần định kỳ rà soát, đánh giá các hạng mục chi phí vận hành tòa nhà.

2.1. Tự động hóa hệ thống điều khiển nhiệt độ và ánh sáng

Việc tự động hóa hệ thống cung cấp nhiệt độ, ánh sáng nhằm tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà thường bao gồm các hoạt động sau:

  • Lắp đặt các bộ cảm biến nhiệt độ và ánh sáng tại các khu vực khác nhau của tòa nhà. Hệ thống này sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng dựa trên tín hiệu từ các cảm biến, vừa đem lại cảm giác thoải mái cho mọi người vừa giảm bớt năng lượng tiêu thụ.
  • Thiết lập giờ hoạt động cho hệ thống điều khiển nhiệt độ và ánh sáng theo từng thời điểm hoặc nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như tự động tắt đèn chiếu sáng khi không có người sử dụng tòa nhà.
Hệ thống HVAC giúp kiểm soát hiệu quả nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí, từ đó, góp phần tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà.
Hệ thống HVAC giúp kiểm soát hiệu quả nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí, từ đó, góp phần tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà.

2.2. Nâng cao hiệu suất năng lượng của tòa nhà

Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của tòa nhà cũng là một trong các biện pháp giúp chủ đầu tư giảm chi phí vận hành. Các biện pháp này bao gồm:

  • Sử dụng các vật liệu xây dựng cách nhiệt cho cửa, trần, tường và sàn. Các lớp cách nhiệt đóng vai trò như một rào cản ngăn dòng nhiệt giữa tòa nhà và bên ngoài hoặc làm lệch hướng bức xạ, giúp cho không khí mát mẻ hơn trong những tháng oi bức.
  • Cải thiện hệ thống cách âm và chống ồn bằng cách lắp đặt cửa kính cách âm, trần thạch cao, sàn gỗ đặc,…

2.3. Sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng

Việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng là một cách cơ bản để giảm chi phí vận hành tòa nhà. Chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Thay thế các thiết bị tiêu thụ năng lượng cao bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như: đèn LED, máy điều hòa và máy sưởi hiệu suất cao. Đồng thời, cài đặt thiết bị tự động tắt khi không cần thiết và thiết lập nhiệt độ tiêu chuẩn để tối ưu hóa sử dụng năng lượng.
  • Đầu tư vào các thiết bị năng lượng tái tạo như: hệ thống điện mặt trời, hệ thống thu hồi nhiệt để sản xuất năng lượng sạch và giảm chi phí tiền điện.
Hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng được lắp đặt bên trong tòa nhà.
Hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng được lắp đặt bên trong tòa nhà.

2.4. Tinh giản bộ máy nhân sự vận hành tòa nhà

Để tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà, chủ đầu tư, ban quản lý cũng cần quan đến việc xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn, số lượng nhân viên ít nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc, chẳng hạn như:

  • Thuê nhân sự làm theo giờ, part-time thay vì full-time.
  • Thuê dịch vụ quản lý tòa nhà của đơn vị thứ ba.

2.5. Ứng dụng phần mềm vận hành tòa nhà thông minh

Ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà tích hợp công nghệ IoT là một trong những giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả nhất. Với phần mềm này, chủ đầu tư hoặc ban quản lý có thể kiểm soát và tối ưu hóa mọi khía cạnh tiêu thụ năng lượng của tòa nhà để giảm mức sử dụng năng lượng và lượng khí thải CO2.

Mặt khác, phần mềm vận hành tòa nhà thông minh còn sở hữu chức năng tự động hóa và điều khiển từ xa bằng ứng dụng di động hoặc website, nhờ vậy, chủ đầu tư còn có thể tiết kiệm chi phí về nhân lực.

Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh tích hợp IoT - Luci iBMS
Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh tích hợp IoT – Luci iBMS

2.6. Đầu tư vào bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ

Thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống trang thiết bị giúp nhà đầu tư hạn chế được các sự cố, rủi ro tốn kém nhiều hơn trong tương lai. Một số biện pháp cụ thể là:

  • Lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí), cùng với kiểm tra kỹ thuật, thay thế linh kiện và vệ sinh định kỳ.
  • Đầu tư, sử dụng vật liệu và thiết bị chất lượng cao, tuổi thọ kéo dài nhằm giảm tần suất cần phải thay mới và sửa chữa liên tục.

2.7. Tối ưu hóa sử dụng không gian

Để tối ưu hóa sử dụng không gian và tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà, chủ đầu tư có thể áp dụng một số cách:

  • Tăng cường sử dụng không gian chung, xem xét phương án cho thuê hoặc chia sẻ không gian làm việc.
  • Phân bổ không gian tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể, đảm bảo rằng mỗi phần của tòa nhà được sử dụng một cách triệt để và không có tình trạng lãng phí không gian.
  • Thiết kế không gian đa năng, chẳng hạn như phòng họp có thể chuyển đổi thành phòng làm việc khi cần thiết.
Tăng cường sử dụng không gian chung là một trong những cách tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả.
Tăng cường sử dụng không gian chung là một trong những cách tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả.

2.8. Khuyến khích tái sử dụng và tái chế

Hoạt động tái chế và tái sử dụng cũng được xem là cách tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà thiết thực và đơn giản.

  • Áp dụng các biện pháp tái sử dụng nước và năng lượng như: lắp đặt hệ thống thu nước mưa, hệ thống xử lý nước xám để tưới cây và hệ thống điện mặt trời để giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ.
  • Tái sử dụng vật liệu xây dựng, đồ dùng nội thất, máy móc, thiết bị từ các tòa nhà khác trong cùng 1 hệ sinh thái đầu tư.
  • Khuyến khích nhân viên tham gia các chương trình thu gom và tái chế để giảm bớt lượng rác thải.

2.9. Quản lý chi phí dịch vụ

Việc thường xuyên kiểm tra các khoản chi phí vận hành của tòa nhà sẽ giúp chủ đầu tư kiểm soát được tình trạng dòng tiền đang hoạt động. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có thể thấy được chi phí dịch vụ trong một kỳ là bao nhiêu, tăng giảm ra sao so với kỳ trước, từ đó tìm ra nguyên nhân và đàm phán kịp thời với bên cung cấp dịch vụ.

Việc kiểm tra thường xuyên các khoản chi phí vận hành sẽ giúp chủ đầu tư kiểm soát tốt tình trạng dòng tiền đang hoạt động.
Việc kiểm tra thường xuyên các khoản chi phí vận hành sẽ giúp chủ đầu tư kiểm soát tốt tình trạng dòng tiền đang hoạt động.

2.10. Đánh giá và theo dõi hiệu suất

Đánh giá và theo dõi hiệu suất luôn là việc không thể thiếu trong công tác vận hành tòa nhà:

  • Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng như: mức độ tiêu thụ điện, tiêu hao nước, chất lượng không khí bên trong tòa nhà và chi phí bảo trì.
  • So sánh hiệu suất thực tế với các tiêu chuẩn và mục tiêu hiệu suất đã đặt ra, để từ đó tìm kiếm cơ hội khắc phục, hạn chế lãng phí.
  • Lập báo cáo và họp định kỳ để đánh giá kết quả và đề xuất các biện pháp cải thiện.

3. Luci iBMS – Giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả nhất hiện nay

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng phần mềm quản lý trong hoạt động vận hành tòa nhà không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của toàn bộ hệ thống, mà còn là một yếu tố then chốt giúp giảm chi phí vận hành.

Giải Pháp Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh – Luci iBMS là một hệ thống toàn diện, đồng bộ, giúp chủ đầu tư kiểm soát và điều khiển các hệ thống cơ điện, cung cấp nước, điều hòa, cũng như các yếu tố an ninh và báo cháy trong một tòa nhà. Bằng cách này, Luci iBMS đảm bảo rằng việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được thực hiện một cách chính xác, kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Luci iBMS không chỉ đơn thuần là một giải pháp quản lý tòa nhà thông minh, mà còn là một công cụ tự động hóa vận hành cho nhiều loại công trình như chung cư, cao ốc, khu đô thị, văn phòng, hay khách sạn. Với giao diện thân thiện trên Web và ứng dụng di động, Luci iBMS đem lại sự tiện lợi và dễ dàng trong việc sử dụng. Quan trọng hơn, hệ thống này cung cấp cho người dùng một loạt các lợi ích nổi bật như sau:

  • Tiết kiệm năng lượng: Luci iBMS không chỉ tối ưu hóa mọi khía cạnh trong việc tiêu thụ năng lượng của tòa nhà để giảm mức sử dụng năng lượng và lượng khí thải CO2, mà còn mang lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu tòa nhà.
  • Thân thiện với người dùng: Luci iBMS được phát triển với sự chú trọng đến khả năng sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người dùng ở mọi cấp độ. Giao diện máy tính bảng/di động hoàn toàn thân thiện, cho phép người dùng giám sát hệ thống mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo tính tiện lợi và dễ dàng trong việc quản lý năng lượng.
  • Sản phẩm có độ tin cậy cao: Luci cam kết cung cấp các sản phẩm linh hoạt và có độ tin cậy cao cho mọi loại công trình ở mọi nơi. Chúng tôi không chỉ cung cấp các giải pháp thiết thực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mang lại sự an tâm và tin tưởng tuyệt đối về chất lượng và hiệu suất.
  • Kiến trúc hệ thống mở: Luci iBMS dễ dàng tích hợp và tương thích với các hệ thống khác, giúp tối ưu hóa hiệu suất và linh hoạt trong việc quản lý hệ thống của chủ đầu tư.

Với những sáng tạo về giải pháp công nghệ và tính năng vượt trội của giải pháp, phần mềm quản lý tòa nhà thông minh Luci iBMS đã vinh dự nhận giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam năm 2023 trong lĩnh vực “Giải pháp và Thiết bị cho Nhà/Tòa nhà/Khu đô thị Thông minh”. Giải thưởng này do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, thể hiện sự công nhận và đánh giá cao về đóng góp của Luci iBMS trong việc phát triển các giải pháp thông minh cho các đô thị hiện đại.

Luci nhận nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 cho Lĩnh vực Giải pháp, thiết bị cho nhà/ tòa nhà/ khu đô thị thông minh.
Luci nhận nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 cho Lĩnh vực Giải pháp, thiết bị cho nhà/ tòa nhà/ khu đô thị thông minh.
Luci nhận 2 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) bình chọn.
Luci nhận 2 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) bình chọn.

Với sự đồng hành của Luci iBMS, chắc chắn việc quản lý và tối ưu chi phí vận hành tòa nhà sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Mọi thông tin chi tiết về Giải Pháp Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh – Luci iBMS, Quý khách hàng quan tâm có thể liên hệ Luci theo thông tin:

  • Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0888 729 119
  • Website: www.luci.vn
  • Email: info@luci.vn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục