10 Câu hỏi thường gặp về quy chế quản lý, vận hành nhà chung cư

201 lượt xem
Chia sẻ:
Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư

Hiện nay, các tòa nhà chung cư nổi lên ngày càng nhiều. Chính vì vậy, mọi người có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư. Bài viết dưới đây Luci sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của mọi người về vấn đề này.

Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Các vấn để về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư mà mọi người cần biết

Nội dung tóm tắt của Thông tư số 02/2016/TT-BXD về quy chế quản lý, vận hành nhà chung cư

Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định rõ ràng toàn bộ phạm vi, đối tượng và nguyên tắc, quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư. Trong đó, thông tư nêu rõ những quy định về sở hữu, bảo trì, bàn giao,…vv và tất cả những vấn đề về quản lý, vận hành nhà chung cư.

Ngoài ra, thông  tư số 02/2016/TT-BXD làm rõ về vấn đề giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Những nguyên tắc về quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật

Điều 4 của thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định như sau:

  • Nhà chung cư phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt.
  • Quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật.
  • Việc đóng và sử dụng kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư phải dựa trên cơ sở Pháp luật.
  • Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng các loại phí được nêu trong quy định của Quy chế này. Ngoài ra, chủ sở hữu và người sử dụng nhà phải chấp hành các nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư theo đúng quy định của Pháp luật.

Quy định về quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Điều 6 trong thông tư nêu rõ phần sở hữu riêng trong nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư. Chủ đầu tư phải cung cấp bản vẽ theo quy định cho người mua, thuê mua.

Lưu ý, chủ sở hữu nhà có thể ủy quyền quản lý phần sở hữu này cho người khác, miễn là mục đích sử dụng vẫn đúng theo quy định.

Quy định phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Theo điều 7 của thông tư, phần sở hữu chung phải được xác định rõ trong hợp đồng mua bán, thuê nhà. Trong đó, mỗi phần sở hữu chung sẽ có đơn vị quản lý khác nhau tùy theo đặc điểm của phần sở hữu đó.

Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Những quy định phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Quyền sở hữu và việc quản lý chỗ để xe của nhà chung cư

Điều 8 của thông tư cho biết, nếu nhà chung cư có một chủ sở hữu thì quyền quản lý, sở hữu chỗ để xe sẽ thuộc về chủ sở hữu đó. Trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị đó sẽ quản lý khu vực để xe. Nếu nhà chung cư không bắt buộc phải có đơn vị quản lý vận hành thì chủ sở hữu tự quản lý. Tương tự đối với trường hợp chung cư có Ban quản trị và chung cư không có Ban quản trị.

Quy định pháp luật chung về vấn đề bảo trì tòa nhà chung cư?

Điều 11 của thông tư quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư về vấn đề bảo trì, bao gồm những hoạt động như: kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ,… Chủ sở hữu phải thực hiện đúng trách nhiệm bảo trì phần riêng và đóng tiền bảo trì, hỗ trợ đơn vị quản lý tòa nhà bảo trì phần sử dụng chung.

Nội dung chính của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thông tư số 02/2016/TT-BXD

Dưới đây là một số nội dung chính của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư:

  • Quy mô, diện tích các bộ phận trong và ngoài nhà chung cư thuộc phần sở hữu chung cần quản lý vận hành.
  • Nội dung và yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ quản lý vận hành
  • Giá dịch vụ quản lý vận hành tính theo đơn vị mét vuông (m2) sử dụng; phương thức đóng các khoản phí
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm phối hợp của các bên; việc xử lý các tranh chấp về nội dung của hợp đồng
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng.

Cách tính giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư?

Khoản 1 điều 30 của thông tư này nêu rõ, giá dịch vụ sẽ được tính bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên số m2 diện tích đất sử dụng. Tùy từng phần diện tích mà sẽ có cách tính riêng.

Ai là người phải đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư?

Theo khoản 1 điều 31 của thông tư, tất cả chủ sở hữu và người sử dụng phải đóng tiền hàng tháng hoặc theo định kỳ để các đơn vị vận hành thực hiện công việc cần thiết được quy định trong khoản 1 điều 10 của quy chế này.

Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Tất cả chủ sở hữu và người sử dụng cần nắm rõ thông tin về người phải đóng kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Cách giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư?

Cách giải quyết tốt nhất chính là thương lượng, hòa giải theo quy định của pháp luật về nhà ở. Đối với những trường hợp không hòa giải được thì các bên yêu cầu Tòa án nhân dân xử theo quy định.

Trên đây là những thông tin về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư mà Luci muốn cung cấp cho mọi người. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn có thể có những câu trả lời cho các câu hỏi của mình.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục