Tìm hiểu về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà

1693 lượt xem
Chia sẻ:
Tìm hiểu về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà
Tìm hiểu về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà
Tìm hiểu về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà

Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và quản lý tòa nhà, đảm bảo hệ thống điện được hoạt động trơn tru. Hãy cùng Luci tìm hiểu về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà qua bài viết dưới đây:

Xem thêm về: Phần mềm quản lý bãi xe

Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà là gì?

Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà là bảng vẽ sơ lược về hệ thống điện đặc trưng của tòa nhà. Hệ thống điện là một phần của Cơ điện, giúp quá trình vận hành tòa nhà được diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn. Hệ thống điện hỗ trợ toàn bộ hệ thống cơ điện khác của tòa nhà. Có thể nói sơ đồ hệ thống điện tòa nhà giúp kĩ sư kỹ thuật hiểu rõ tính năng, hệ thống mạng lưới điện trong tòa nhà, lập bảng thống kế thiết bị để quá trình thi công và lắp đặt an toàn và hiệu quả hơn.

Cấu tạo của hệ thống điện tòa nhà

Cấu tạo của hệ thống điện tòa nhà gồm các hạng mục liên quan đến điện. Cụ thể:

Điện nặng

  • Hệ thống cấp nguồn chính (tủ trung thế, đường dây, máy biến áp, tủ đóng cắt chính)
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt
  • Hệ thống các tủ điện phân phối
  • Hệ thống ổ cắm
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố
  • Hệ thống tiếp địa
  • Hệ thống chống sét

Điện nhẹ

  • Hệ thống mạng Lan và Internet
  • Hệ thống điện thoại
  • Hệ thống an ninh giám sát
  • Hệ thống PA

Hướng dẫn đọc sơ đồ hệ thống điện tòa nhà

Ý nghĩa và ký hiệu của sơ đồ hệ thống điện tòa nhà
Ý nghĩa và ký hiệu của sơ đồ hệ thống điện tòa nhà

Để đọc được sơ đồ hệ thống điện tòa nhà, cần tìm hiểu các mạch điện đơn giản như mạch nguồn, mạch tạo xung, mạch tạo trễ, mạch dao động, mạch kích, mạch khuếch đại,…

Sau khi đã nắm được ký hiệu, cơ chế hoạt động và dạng mạch điện, cần áp dụng để đọc sơ đồ hệ thống điện tòa nhà:

– Mối quan hệ của các linh kiện, bộ phận và thiết bị điện trong sơ đồ: cần tham khảo thông số điện áp định mức của thiết bị điện, sau đó tìm giá trị thật của điện áp và điện trở.

– Vai trò của thiết bị trong mạch điện: tìm hiểu kỹ thông tin của từng bộ phận, thiết bị để hiểu được nhiệm vụ và mục đích sử dụng được lắp đặt trên sơ đồ hệ thống điện tòa nhà.

– Đặt đúng vị trí của các linh kiện: phải được gắn đúng theo chiều phân cực, một chiều dương, một chiều âm, tức là phải lắp theo một chiều cố định. Quy tắc chung để tìm được sự phân cực là nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện đó.

– Chức năng, cách hoạt động của từ sơ đồ mạch điện tòa nhà: căn cứ vào sơ đồ mạch điện để xác định đúng chức năng và hiệu suất hoạt động của từng mạch điện trong cả sơ đồ.

Quy trình vận hành hệ thống điện tòa nhà

Bước 1: Kiểm tra hệ thống điện tòa nhà

Căn cứ vào sơ đồ hệ thống điện tòa nhà để xác định số lượng và vị trí đặt thiết bị để tiến hành việc kiểm tra. Trước hết cần bật CB tổng để cung cấp điện cho toàn hệ thống. Sau đó, kiểm tra đèn báo hiệu vào nguồn, kiểm tra chỉ số điện áp trên đồng hồ Voltmeter, đảm bảo nguồn điện luôn ở mức quy định.

Bước 2: Khởi động hệ thống điện

Sau khi quá trình kiểm tra ổn định, khởi động hệ thống điện và các thiết bị. Đảm bảo các thiết bị đã sẵn sàng đi vào quá trình vận hành

Bước 3: Theo dõi hệ thống điện

Luôn kiểm tra các thiết bị điện đang hoạt động. Lưu ý, quá trình theo dõi phải dựa vào đồng hồ kỹ thuật đo và ghi lại số liệu. Đồng thời, so sánh thông số này với thông số được quy định trên sơ đồ hệ thống điện tòa nhà, nếu sai sót cần xử lý và báo lại cho quản lý tòa nhà.

Bước 4: Dừng hoạt động

Đưa hệ thống về dạng OFF để nghỉ ngơi và kiểm tra lại lỗi. Sau khi tắt các thiết bị, tắt hẳn CB nguồn.

Bước 5: Bảo trì định kỳ

Sau quá trình làm việc lâu dài, cần sửa chữa và bảo dưỡng thường kỳ. Lúc này, hệ thống điện và thiết bị được phân tích tình trạng, khắc phục sai hỏng và khôi phục hiện trạng. Quy trình này đảm bảo đưa hệ thống điện trở lại làm việc năng suất.

Vừa rồi Luci đã giải đáp thắc mắc về sơ đồ hệ thống điện tòa nhà. Ngoài ra, để hỗ trợ việc quản lý hệ thống điện tòa nhà, Luci gợi ý cho bạn một giải pháp công nghệ thông minh LUCI iBMS 4.0.

Giải pháp cơ điện tòa nhà Luci iBMS 4.0 sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Tự động phát các tín hiệu cảnh báo khi có sự cố như: cháy, nổ…
  • Can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ các hệ thống cơ – điện của tòa nhà.
  • Quản lý và kiểm soát toàn bộ an ninh trong và ngoài tòa nhà.
  • Can thiệp và tự động hóa điều khiển toàn bộ các hệ thống tiêu thụ năng lượng đến từng vị trí, từng khu vực.
  • Đưa ra các báo cáo định kỳ theo yêu cầu hoạt động
Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh của Luci nhận được nhiều phản hồi tích cực
Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh của Luci nhận được nhiều phản hồi tích cực

Rất nhiều khách hàng đã tin tưởng Luci, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được trải nghiệm về ứng dụng quản lý tòa nhà thông minh.

Xem thêm: Giải pháp quản lý nhà chung cư bằng công nghệ thông minh

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục