Vì sao thành phố thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai tại Việt Nam?

113 lượt xem
Chia sẻ:
Vì sao thành phố thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai tại Việt Nam?

Tại sao nói thành phố thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai tại Việt Nam? Hãy cùng Luci lý giải điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Có lẽ ít nhiều bạn đã từng nghe nói về Internet of thing (IoT), cách nó tác động tới cuộc sống xung quanh chúng ta. Sự trỗi dậy của ngôi nhà thông minh là một cách mà IoT đang thay đổi  trên khắp thế giới – với những thiết bị có thể giao tiếp với nhau trong những ngôi nhà.

Vì sao thành phố thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai tại Việt Nam?
Vì sao thành phố thông minh sẽ trở thành xu hướng trong tương lai tại Việt Nam?

Tuy nhiên, không chỉ giới hạn trong nhà, mà công nghệ này ngày càng mở rộng phạm vi. Bước vào thành phố thông minh, nơi IoT sẽ tác động đến mọi thứ, từ ánh sáng đến luồng giao thông qua các trung tâm đô thị.

Xây dựng đô thị thông minh đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là với những thành phố có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh.

Từ trước đến nay, các thiết kế kiến trúc hạ tầng của của Việt Nam được nhận xét là khá rời rạc và tách biệt hệ thống điện tử khỏi hệ thống cơ khí. Mặc dù vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển với việc tiếp nhận và nắm bắt rất nhanh các công nghệ mới. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tìm kiếm các kiến trúc hệ thống mang lại hiệu quả hoạt động và tiết kiệm năng lượng.

Trong bối cảnh đó, một giải pháp tích hợp quản lý xây dựng và quản lý năng lượng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường Việt Nam, đặc biệt giúp nâng cao các tiêu chuẩn cho các tòa nhà ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Vì vậy, Kiến trúc tích hợp là điều mà Việt Nam nên hướng tới trong tương lai.

Theo đó, Smart Building (xây dựng thông minh) phải đáp ứng ít nhất 3 tiêu chí: bảo vệ môi trường trái đất, kết nối hệ thống điện của các tòa nhà vào mạng lưới điện và sử dụng hiệu quả năng lượng (cả trong quá trình vận hành và bảo dưỡng). Điều cơ bản nhất mà các tòa nhà thông minh phải làm được là mang lại một cuộc sống tiện nghi cho người sử dụng, (ví dụ như khả năng chiếu sáng, an toàn về cháy nổ, làm sạch không khí, an ninh, sạch sẽ…) nhưng với chi phí thấp nhất có thể và hạn chế đến tối thiểu tác động xấu đến môi trường trong suốt vòng đời sử dụng.

Chuỗi đô thị thông minh vào năm 2030

Tại Hội thảo chuyên đề của Industry Summit 4.0, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh rằng đô thị thông minh là chủ đề nóng của khu vực và Việt Nam sẽ không đứng ngoài lề.

Nghị quyết 52 vừa được Bộ Chính trị ban hành mới đây đã nêu rất rõ mục tiêu của Việt Nam về đô thị thông minh.

Cụ thể, đến năm 2025, đích ngắm của Việt Nam là có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Đến năm 2030 sẽ hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Dù vậy, ông Sinh cũng thẳng thắn thừa nhận: Xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ rất mới và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế đó đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ là yêu cầu tất yếu để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

Đây cũng là kinh nghiệm của Hàn Quốc như TS. Namcheol Baik đến từ Viện Công nghệ kỹ thuật và Xây dựng nước này cho biết. Ông nhấn mạnh rằng thành công của Hàn Quốc trong việc phát triển Smart City trong 15 – 20 năm qua dựa trên công nghệ tiên tiến của các tập đoàn tiêu biểu của đất nước kim chi.

Việt Nam đi sau, đấy chính là yếu tố thuận lợi bởi vì chúng ta sẽ học được rất nhiều thứ từ kinh nghiệm của các nước. Hơn nữa, thời điểm này cũng là lúc công nghệ chín muồi. Vậy việc cần làm là lựa chọn công nghệ nào, bắt đầu từ đâu.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận