Trong quá trình xây dựng, vận hành và quản lý đô thị thông minh, Trung tâm giám sát điều hành (IOC) đóng vai trò quan trọng như “bộ não số” của cả công trình. IOC không chỉ là nơi tổng hợp thông tin đa nguồn mà còn là công cụ phân tích, chỉ huy, hỗ trợ người quản lý đưa ra quyết định hình thành nên một đô thị thông minh, an toàn và bền vững. Vậy IOC là gì? Hãy cùng Luci tìm hiểu qua những thông tin sau.
1. IOC là gì?
Intelligent Operation Center (IOC) là một trung tâm điều hành thông minh có nhiệm vụ giám sát, theo dõi và điều hành tất các hoạt động diễn ra hàng ngày trong một đô thị hoặc tổ chức, đặc biệt được triển khai trong các lĩnh vực có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của đô thị và cư dân. Ví dụ như trong các lĩnh vực giao thông thông minh, an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn, chiếu sáng đô thị, cấp thoát nước,… Mục tiêu chính của IOC là cung cấp một góc nhìn toàn diện và trực quan về các khía cạnh khác nhau của một hệ thống để hỗ trợ việc đưa ra quyết định và quản lý hiệu quả.
Hiện nay các thành phố và khu đô thị lớn trên thế giới đều có xu hướng phát triển theo hướng thông minh và hiện đại hơn để phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội và con người thời đại số. Song các thành phố vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như cơ sở hạ tầng chưa đủ để đáp ứng, nguồn lực kinh tế còn yếu hay việc ứng dụng các giải pháp công nghệ cao… trong quản lý và vận hành các thành phố thông minh. Nhờ sự hỗ trợ này, quá trình quản lý, vận hành các thành phố thông minh được nâng cao hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí cho Chính phủ, nhà lãnh đạo và cơ quản quản lý, vận hành.
2. Chức năng của trung tâm điều hành IOC
Trung tâm điều hành thông minh IOC bao gồm nhiều trung tâm thành phần:
- Trung tâm phân tích dữ liệu kinh tế – xã hội,
- Trung tâm giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền và các dịch vụ công ích,
- Trung tâm giám sát, điều hành và xử lý vi phạm giao thông,
- Trung tâm giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng,
- Trung tâm ứng cứu, hỗ trợ khẩn cấp,
- Trung tâm tương tác, giao tiếp phục vụ công dân,…
Vậy chức năng chính của các trung tâm thành phần IOC là gì? Các trung tâm thành phần có các chức năng chính sau:
2.1 Liên tục thu thập thông tin, giám sát theo thời gian thực
Một trong những chức năng quan trọng của IOC đó là khả năng liên tục thu thập thông tin và giám sát theo thời gian thực. Trung tâm điều hành thông minh IOC liên tục thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau theo thời gian thực thông qua các hệ thống cảm biến và hệ thống giám sát để tổng hợp thông tin chính xác, kịp thời.
2.2 Phân tích và cảnh báo tình huống
IOC có khả năng sử dụng các công cụ phân tích, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để nhận diện vấn đề, mô hình hóa dữ liệu và dự đoán tình hình, cảnh báo các tình huống và đưa ra dự báo kịp thời để hỗ trợ nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược đồng thời có thể phản ứng nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp.
2.3 Hỗ trợ nhà lãnh đạo theo dõi và đưa ra quyết định
Hệ thống hiển thị của trung tâm IOC là gì? IOC có giao diện là các bảng điều khiển hiển thị thông tin trực quan và dễ hiểu giúp các nhà lãnh đạo có thể theo dõi tình hình toàn diện của đô thị hoặc tổ chức một cách dễ dàng. Đồng thời, với chức năng phân tích và cảnh báo tình huống, IOC có thể hỗ trợ nhà quản lý phản ứng nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp.
3. Vai trò của trung tâm giám sát điều hành IOC trong xây dựng đô thị thông minh
Trung tâm giám sát điều hành IOC có vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành đô thị thông minh, an toàn và bền vững. Với những chức năng và vai trò quan trọng đó, trung tâm điều hành thông minh IOC là xu thế quản lý của các đô thị phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiểu được vai trò quan trọng của trung tâm IOC là gì sẽ giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công việc.
3.1 Quản lý sự cố
Hệ thống điều hành IOC hỗ trợ ra quyết định thông qua việc tự động thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra phương hướng hành động, đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó khẩn cấp và quản lý các sự cố. Khi đã xác định được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, cần thiết lập phương án giải quyết và phân công công việc cụ thể cho các bộ phận liên quan. Danh sách hướng dẫn và phân chia công việc sẽ được gửi đến trung tâm quản lý sự cố. Trung tâm này có trách nhiệm xử lý và giao việc cho các bộ phận chịu trách nhiệm, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch.
Ví dụ như, IOC có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như cuộc gọi khẩn cấp, cảm biến thời tiết và nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội, để cung cấp nhận thức về tình huống theo thời gian thực cho người ứng cứu khẩn cấp, cho phép phối hợp, phân bổ nguồn lực và liên lạc hiệu quả trong các tình huống quan trọng.
3.2 Giám sát và cảnh báo
Giám sát và đưa ra cảnh báo chính xác, kịp thời là vai trò quan trọng của hệ thống IOC trong các đô thị thông minh. Trung tâm điều hành thông minh có khả năng phát hiện sớm rủi ro và sự cố tiềm ẩn, từ đó tạo ra báo động hoặc đặt lệnh khẩn cấp. Các báo động thông thường được xử lý bởi trung tâm quản lý sự cố, khi bản chất của sự cố thay đổi hoặc rủi ro lớn hơn được phát hiện, cảnh báo sẽ được chuyển tiếp đến nền tảng chỉ huy chung để được xử lý.
Trung tâm điều hành IOC thu thập và lọc cảnh báo từ nhiều trung tâm khác nhau, sau đó tạo danh sách và phân loại cảnh báo cần xử lý và phản hồi, bao gồm các cảnh báo về thảm họa địa chất, sự kiện xã hội, thời tiết xấu, dịch bệnh, tai nạn giao thông, nguồn dễ cháy nổ, rủi ro an toàn sản xuất, và nhiều loại cảnh báo khác.
Thông tin cảnh báo sẽ hiển thị trên bảng điều khiển tại trung tâm IOC. Điều này giúp nhà quản lý đô thị và nhân viên vận hành nhận thông tin theo thời gian thực. Ngoài ra, nền tảng sẽ gửi thông tin báo động đến mô-đun dịch vụ chỉ huy để ứng phó khẩn cấp.
3.3 Hiển thị tình hình tổng thể
Trung tâm điều hành IOC hiển thị tình hình tổng thể cho thấy dữ liệu từ các chỉ số hoạt động chính của đô thị, thực hiện thực hiện phân tích toàn cảnh về đổi mới kinh tế, sinh kế, dịch vụ chính phủ, môi trường phát triển con người, quản trị toàn diện, an ninh công cộng và mức độ hạnh phúc của cư dân trong thành phố.
Hệ thống phân tích các chỉ số được lựa chọn và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của thành phố, thậm chí bao gồm nhiều chỉ số cấp toàn cầu, biểu thị thông qua đồ họa trực quan, sinh động và dễ hiểu. Từ đó, mang đến cái nhìn toàn cảnh cho cơ quan quản lý và những người ra quyết định giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng hoạt động của đô thị ở cấp độ vĩ mô, trung bình và vi mô bằng cách sử dụng các chỉ số phân tích chính này.
3.4 Hỗ trợ ra quyết định
Để xây dựng một đô thị thông minh hiệu quả, việc nắm vững khái niệm, chức năng và vai trò của IOC là gì là không thể phủ nhận. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý định hình chiến lược mà còn mở rộng tầm nhìn về những giải pháp công nghệ hiện đại trong thời đại số. Việc áp dụng công nghệ vào công tác quản lý đô thị và thành phố thông minh đã giúp cho ban quản lý có thể đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời hơn. Trung tâm điều hành thông minh IOC thực hiện so sánh, liên kết xu hướng, dự đoán và phân tích chủ đề chuyên sâu dựa trên dữ liệu đã thu thập, từ đó xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra những phương án xử lý phù hợp.
So với hiển thị tình hình tổng thể, phân tích chủ đề đặt ra yêu cầu cao hơn về độ sâu và độ rộng của dữ liệu cơ bản. Do đó, mô hình phân tích dữ liệu được yêu cầu đặc biệt cao. Trung tâm hỗ trợ ra quyết định sử dụng nhiều nguồn dữ liệu cũng như mô hình phân tích khác nhau để giải quyết những vấn đề khác nhau. Do đó, IOC thu thập dữ liệu, đồng thời, phát triển mô hình phân tích của nhiều lĩnh vực để thực hiện nghiên cứu và đưa ra quyết định.
Bằng cách này, các thành phần trong cùng một hệ sinh thái hoặc các thành phố có thể học hỏi lẫn nhau để xử lý những vấn đề thường gặp. Hệ thống cũng liên tục nâng cấp, tối ưu hóa để phân tích chuyên nghiệp hơn. Điều này làm giảm đáng kể chi phí thử nghiệm, rút ngắn thời gian phát triển nền tảng cũng như toàn hệ thống.
Nền tảng hỗ trợ ra quyết định của IOC kích hoạt kho dữ liệu lớn đã không hoạt động trong nhiều năm của chính phủ nhằm tối ưu hóa giá trị khổng lồ của nó. Nhờ tích hợp dữ liệu của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau cũng như dữ liệu từ internet, trung tâm thực hiện khai thác và phân tích dữ liệu với độ chính xác cao.
3.5 Quản lý sự kiện
Trung tâm điều hành thông minh IOC theo dõi và đánh giá quy trình quản lý sự kiện, nhà quản lý thành phố dễ dàng bám sát tình hình triển khai nhiệm vụ của từng bộ phận. Ngoài ra, thông báo nhắc nhở công việc sẽ được gửi thường xuyên.
Nền tảng quản lý sự kiện của IOC thúc đẩy việc nâng cấp quản lý thành phố từ mô hình lưới, mô-đun sang mô hình thông minh. Sử dụng công nghệ và công cụ mới giúp cải thiện đáng kể hiệu quả làm việc và giao tiếp, thúc đẩy cải cách hoạt động và cơ cấu tổ chức của chính phủ, đồng thời cho phép chính phủ thiết lập một hệ thống quản lý có phản ứng nhanh, quy trình được kiểm soát, tích hợp giám sát và hướng dẫn.
3.6 Chỉ huy cộng tác
Vai trò chỉ huy cộng tác của trung tâm IOC là gì? Cụ thể, trung tâm chỉ huy cộng tác sẽ tập trung chủ yếu vào xử lý các sự kiện quan trọng, phụ thuộc vào kế hoạch dự phòng để điều phối nhân sự, tổ chức, nguồn lực và cơ sở vật chất một cách thống nhất, kết nối giữa các bộ phận, liên khu vực và liên ngành, đồng thời loại bỏ rủi ro bảo mật trong sự kiện cộng đồng.
Các sự kiện khẩn cấp được xử lý thông qua:
Màn hình hiển thị chung: Các bên liên quan có thể theo dõi các video, hình ảnh hiện trường cũng như quá trình và tiến độ giải quyết trên các màn hình trực quan tại IOC theo thời gian thực (có thể theo dõi từ xa thông qua thiết bị di động)
Một cú nhấp chuột: Chỉ thông qua một cú click, kế hoạch xử lý khẩn cấp sẽ được tiến hành với sự kết hợp của các bộ phận. Nhờ đó, sự phối hợp sẽ diễn ra hiệu quả hơn, tốc độ phản hồi cũng nhanh chóng hơn.
Một mệnh lệnh cho tất cả: Mỗi chỉ thị do IOC ban hành theo quyết định của người đứng đầu thành phố phải được tất cả các bộ phận và nhân viên thực hiện. Mỗi bộ phận cần phản ứng nhanh chóng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố gây ra. IOC cung cấp một trung tâm chỉ huy di động cho nhà quản lý đô thị và những người ra quyết định để đảm bảo rằng mệnh lệnh chuyển đến bộ phận thực thi kịp thời, nhanh chóng.
4. Một số ứng dụng thực tế của trung tâm điều hành IOC
IOC là trung tâm điều khiển, giám sát và điều hành được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội giúp cho công việc quản lý trở nên hiệu quả và hiện đại hơn. Vậy ứng dụng thực tế của trung tâm IOC là gì? Cùng Luci khám phá một số ứng dụng thực tế của trung tâm điều hành IOC.
4.1 Phân tích dữ liệu kinh tế – xã hội
Trung tâm điều hành thông minh IOC giúp các nhà lãnh đạo phân tích và thấy được những dự đoán, xu hướng tăng/ giảm, sự biến động của các chỉ số phát triển kinh tế xã hội để từ đó có thể hỗ trợ hoạch định chiến lược và chỉ đạo điều hành kịp thời và hiệu quả. Nhiều chỉ số quan trọng được cập nhật hàng ngày như thu, chi ngân sách, tình hình giải ngân đầu tư công.
4.2 Quản lý giao thông vận tải và hậu cần
Một ứng dụng thực tế quan trọng của IOC đó là trong lĩnh vực giao thông. IOC theo dõi các phương tiện trong thời gian thực, phân tích mô hình giao thông, tối ưu hóa các tuyến đường và tạo điều kiện phối hợp giữa các bên liên quan khác nhau trong chuỗi cung ứng. Từ đó, tối ưu hóa mạng lưới giao thông, giám sát hoạt động của đội tàu và nâng cao hiệu quả hậu cần.
Hệ thống IOC chủ động và tự động phát hiện, truy vết các vi phạm giao thông (như vượt đèn đỏ, đi sai làn, vượt tốc độ, kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm,…) đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt (giảm ùn tắc và tai nạn).
4.3 Giám sát an ninh trật tự công cộng
Trung tâm điều hành thông minh giúp tăng cường an toàn công cộng bằng cách tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như camera giám sát, cảm biến và phương tiện truyền thông xã hội, để cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực cho các cơ quan thực thi pháp luật giúp ngăn ngừa tội phạm, quản lý sự cố và phân bổ nguồn lực.
Hệ thống cũng cảnh báo các hành vi tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự thông qua các hình ảnh tụ tập đám đông, biểu tình, đánh nhau; xâm nhập vùng cấm; phát hiện khói, cháy; đối tượng sử dụng vũ khí.…
4.4 Giám sát thông tin trên Internet
Trung tâm giám sát điều hành thông minh IOC có khả năng thu thập thông tin mạnh mẽ, bao phủ, cập nhật nhanh mọi ngóc ngách của Internet để phân tích, cảnh báo xu hướng tích cực hay tiêu cực, giúp thấu hiểu người dân, đồng thời chủ động đề xuất giải pháp xử lý truyền thông, ngăn ngừa hạn chế các ảnh hưởng xấu tại địa phương.
4.5. Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh Luci IOC – Giải pháp điều hành đô thị hiện đại
Trước những thách thức quản lý đô thị hiện đại, việc tìm hiểu về IOC là gì là bước quan trọng để nhà quản lý định hình chiến lược và đưa ra quyết định quan trọng trong việc xây dựng đô thị thông minh và bền vững. Có thể nói, giám sát và điều hành đô thị thông minh là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của IOC trong thời đại số.
Công ty cổ phần Luci là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ quản lý đô thị thông minh, trong đó có trung tâm điều hành thông minh IOC. Luci IOC (Intelligent Operation Center) bao gồm hệ thống màn hình thông minh hiển thị và trực quan hoá dữ liệu dựa trên giám sát các hoạt động trong khuôn viên khu đô thị, thực hiện xử lý thông tin trả về từ CCTV, yêu cầu và phản ánh chất lượng của cư dân nhằm phục vụ công tác phân tích, hỗ trợ ra quyết định và điều hành khu đô thị bảo đảm thống nhất, hiệu quả.
Luci IOC là hệ thống tích hợp các cổng dịch vụ trong khu đô thị thông minh, cổng thông tin cư dân và các thiết bị ngoại vi. Sau đó, với nhiệm vụ trực quan hóa dữ liệu trên hệ thống màn hình lớn, giúp ban quản lý khu đô thị đưa ra quyết định điều hành một cách chính xác và rút ngắn thời gian. Có thể hiểu đơn giản, Luci IOC đóng vai trò như một hệ thống thần kinh trung ương của khu đô thị.
Với kinh nghiệm triển khai thành công các dự án quản lý đô thị thông minh trong và ngoài nước, Luci tự tin đem đến các giải pháp phục vụ cho hệ sinh thái đô thị – tòa nhà thông minh hiệu quả nhất.
Luci vinh dự là đơn vị nhận được giải thưởng Sao Khuê – giải thưởng tôn vinh, biểu dương các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ xuất sắc có uy tín hàng đầu của ngành công nghệ thông tin Việt Nam do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2003.
Hy vọng những thông tin Luci vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trung tâm điều hành thông minh IOC là gì cũng như tầm quan trọng của IOC trong quản lý và vận hành khu đô thị thông minh. Để biết thêm thông tin chi tiết về Luci IOC và hệ sinh thái các giải pháp quản lý khu đô thị thông minh khác của Luci, Quý khách vui lòng liên hệ Luci theo địa chỉ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 239 589
Website: www.luci.vn
Email: info@luci.vn