Quản lý đô thị là gì? – XU HƯỚNG ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý 

340 lượt xem
Chia sẻ:
Quản lý đô thị là gì? – XU HƯỚNG ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý 

Bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, quản lý đô thị trở thành thách thức đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững. Vậy quản lý đô thị là gì? việc ứng dụng công nghệ để quản lý đô thị trong kỷ nguyên số được áp dụng ra sao, hãy cùng Luci khám phá qua những thông tin dưới đây.

1. Quản lý đô thị là gì?

Quản lý đô thị là gì? Quản lý đô thị (Urban Management) được hiểu là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động. Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. 

Hiện nay cả nước có 902 đô thị, trong đó, 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 
Hiện nay cả nước có 902 đô thị, trong đó, 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Những năm vừa qua, các chính sách trong thời kỳ đổi mới của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội, trong đó, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã có điều kiện để tăng tốc và phát triển vượt bậc. Tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cụ thể, đô thị hóa đã mở ra không gian kinh tế đô thị sôi động với môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn. Từ đó tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng và năng suất.

2. Những thách thức của quản lý đô thị trong bối cảnh đô thị hóa

Song song với những thành tựu nổi bật, đô thị hóa với tốc độ và quy mô như hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về con người, môi trường và an ninh xã hội. Do đó, quản lý đô thị hiệu quả là biện pháp tất yếu, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

2.1 Gia tăng dân số và áp lực về nhà ở

Khi tìm hiểu “Quản lý đô thị là gì?” và quản lý thế nào cho hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang khám phá làm thế nào có thể tối ưu hóa không gian, nguồn lực và dịch vụ để tạo ra một môi trường sống tiện nghi và năng động cho cộng đồng đô thị. Tuy nhiên cùng với sự phát triển thần tốc của đô thị hóa, gia tăng dân số và áp lực về nhà ở cũng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống dân cư đô thị.

Sức ép quá tải từ gia tăng dân số của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam
Sức ép quá tải từ gia tăng dân số của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam

Dân số Việt Nam trung bình năm 2023 ước tính 100,3 triệu người, tăng gần 835.000 người so với năm 2022. Trong đó, dân số thành thị 38,2 triệu người, chiếm hơn 38%; còn dân số nông thôn hơn 62 triệu người. Trong làn sóng đô thị hóa, di cư là hiện tượng tất yếu và phổ biến tại các quốc gia. Ở Việt Nam, luồng dân cư di chuyển từ các vùng kém phát triển tới các đô thị, nhất là các đô thị lớn. Điều đó dẫn đến việc thiếu nhà ở trầm trọng ở các thành phố lớn để đáp ứng cho các nhu cầu sinh sống, làm việc và học tập của dân cư. Không chỉ về mặt số lượng, hiện nay còn có khoảng cách rất lớn giữa giá căn hộ tại các thành phố lớn của Việt Nam và thu nhập trung bình của người dân, khiến cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở. Những áp lực có thể thấy rõ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

2.2 Biến đổi khí hậu và thiên tai

Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dễ thấy nhất đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan, gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. 

Với Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệt độ trung bình ở nước ta đã tăng khoảng 0,4°C trong 20 năm gần đây, là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước các tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, đô thị là nơi tập trung đông dân cư và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc quy hoạch đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay cũng đang gặp phải những hạn chế nhất định: 

Về không gian, kiến trúc: Đa số các đô thị ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, sau đó quy hoạch phát triển mở rộng, chắp vá, nên dẫn đến thiếu đồng bộ, làm giảm khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu. Diện tích cây xanh, hồ điều hòa, nguồn nước còn thiếu trầm trọng, chất lượng không khí bị ảnh hưởng, nhiệt độ tăng cao, ngập lụt mùa mưa bão làm cho cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Về hạ tầng kỹ thuật, giao thông: cũng bởi vì đa số các đô thị của nước ta được hình thành từ lâu nên không tính hết được áp lực của phát triển xã hội lên hạ tầng kỹ thuật, giao thông dẫn đến tình trạng hệ thống giao thông đang quá tải, ùn tắc.

Về hạ tầng xã hội: Hiện nay, các công trình nhà ở, công trình cây xanh, khu vui chơi giải trí, bệnh viện,… tại các đô thị vẫn còn thiếu trong khi đó, công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Việc quy hoạch và hiểu rõ quản lý đô thị là gì để phù hợp với mục tiêu giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực đô thị được xem là một trong những biện pháp quan trọng. Quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ góp phần làm giảm sự tác động xấu của môi trường lên cuộc sống của người dân thành thị, như ngập lụt, triều cường, bão, nhiệt độ tăng cao, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí… Đồng thời, quy hoạch đô thị cũng tạo ra không gian xanh – môi trường sống trong lành cho người dân.

2.3 Thách thức về an ninh và an toàn

Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu, đem đến nhiều thành tựu to lớn cho các quốc gia phát triển trong hàng trăm năm qua. Đô thị trong bối cảnh ngày nay lại càng có vai trò quan trọng, không chỉ là không gian sống chất lượng cao mà còn là không gian đổi mới sáng tạo, tạo ra những giá trị thặng dư, góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề tăng trưởng chung của quốc gia, của xã hội cũng như vấn đề phát triển bền vững của đô thị và toàn cầu. Thế nhưng song song với sự phát triển, cũng kèm theo nhiều hệ lụy đặc biệt về an ninh trật tự trong xã hội.

Số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông có phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng đó, dẫn tới ùn tắc và các vi phạm về an toàn giao thông. Tình hình an ninh trật tự cũng diễn biến khá phức tạp, các hoạt động của tội phạm có dấu hiệu gia tăng. Về an ninh trên mạng xã hội, các phần tử xấu lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu, truyền bá tư tưởng tôn giáo cực đoan, đánh cắp thông tin nhạy cảm, bí mật quốc gia… gây rối an ninh, trật tự đô thị.

Vì vậy, bảo đảm trật tự an toàn xã hội đô thị là vấn đề cấp thiết hiện nay, của tất cả các thành phố trên thế giới. Hiểu rõ những thách thức trong quản lý đô thị là gì cùng với các giải pháp kịp thời là một trong những yêu cầu quan trọng cần được quan tâm.

3. GIẢI PHÁP ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đô thị

Quản lý đô thị là gì trong kỷ nguyên số? Cùng với sự phát triển của công nghệ số, bên cạnh các biện pháp quản lý của nhà nước, giáo dục nâng cao ý thức của người dân, cũng cần phải có các giải pháp công nghệ để tháo gỡ những vấn đề về quản lý đô thị. Việc áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào hệ thống quản lý, giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

3.1 Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị

Hiện nay, các giải pháp công nghệ ứng dụng thông tin địa lý GIS, ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM hay 3D GIS được áp dụng rộng rãi trong quản lý đô thị.

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)

GIS (Geographic Information Systems) là một hệ thống máy tính được sử dụng nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra và hiển thị dữ liệu liên quan đến các vị trí trên bề mặt Trái đất. GIS có thể hiển thị nhiều loại dữ liệu khác nhau trên một bản đồ. Ví dụ như các dữ liệu và hình ảnh đường phố, tòa nhà, thảm thực vật,… Bằng cách liên hệ các dữ liệu tưởng chừng không có liên quan đến nhau, GIS có thể giúp cá nhân và tổ chức hiểu rõ hơn về các mô hình không gian.

Google Maps – ứng dụng điển hình của GIS trong cuộc sống của chúng ta 
Google Maps – ứng dụng điển hình của GIS trong cuộc sống của chúng ta

Trong quy hoạch phát triển đô thị, GIS được áp dụng hiệu quả trong quy hoạch lãnh thổ quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị do có nền tảng dữ liệu quốc gia phong phú, nền chuẩn quốc gia – địa hình, địa chính, bản đồ không ảnh, số liệu thống kê và nhiều chuyên ngành khác.

Với tính ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả cao, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được nhiều quốc gia phát triển ứng dụng trong quy hoạch đô thị, tiêu biểu như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Châu Âu. 

Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong quy hoạch

Xây dựng mô hình thông tin công trình BIM (Building information Modeling) là xu hướng công nghệ mới và đang trở thành một yêu cầu thiết yếu trong thiết kế xây dựng. 

Ứng dụng BIM trong công tác quy hoạch tại Dubai
Ứng dụng BIM trong công tác quy hoạch tại Dubai

Các khu đô thị hiện nay thường là khu vực tập trung dân cư đông đúc, do đó cần được phân tích, đánh giá, xây dựng mô hình kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây dựng để đạt được hiệu quả cao. Hiểu rõ khái niệm quản lý đô thị là gì giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phát triển bền vững.

Việc áp dụng BIM cho khu đô thị cho phép các chuyên gia phân tích các khái niệm xây dựng, phân tích năng lượng, xây dựng hệ thống cầu đường, phân tích các tòa nhà và tổ hợp trong khu đô thị liên kết với nhau. Từ đó, các chuyên gia cũng có thể đánh giá tác động của môi trường xung quanh để xây dựng một mô hình đô thị xanh và mang tính bền vững. 

Ứng dụng công nghệ 3D GIS trong khảo sát, xây dựng bản đồ

Hiện nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra những bước đột phá trong công tác quy hoạch, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng trong công tác quy hoạch của nhiều nước trên thế giới. Trong đó, các hệ thống ứng dụng công nghệ 3D GIS đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong công tác quy hoạch ngày càng trở lên phổ biến.

Thượng Hải là một trong những thành phố thông minh đáng sống nhất trên thế giới
Thượng Hải là một trong những thành phố thông minh đáng sống nhất trên thế giới

Năm 2020, Thượng Hải đã giành được Giải thưởng thành phố thông minh thế giới (World Smart City Award) với các dự án nhằm làm cho thành phố đáng sống hơn, bền vững và kinh tế phát triển. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất ở Thượng Hải là việc phát triển mô hình không gian địa lý 3D của toàn bộ thành phố. GIS 3D thể hiện thực tiễn trong một môi trường ảo với các tọa độ địa lý thậm chí có thể mô hình hóa cả không gian trong nhà và dưới lòng đất.

3.2 Phát triển thành phố thông minh Smart City

“Quản lý đô thị là gì?” đã mở ra cho chúng ta một thế giới đầy nhiệm vụ, từ việc quy hoạch không gian đến việc giải quyết các vấn đề xã hội trong thành phố. Công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu, điều này làm cho nhân loại trở nên gắn kết với nhau và tạo ra nhiều cơ hội phát triển hơn, song cũng có không ít thách thức. Do đó, xây dựng đô thị thông minh luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều thành phố, nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao mức sống và mang lại dịch vụ sống tốt nhất cho công dân. 

Thành phố thông minh Smart City – Xu hướng mới của thế giới
Thành phố thông minh Smart City – Xu hướng mới của thế giới

Thành phố thông minh hay Smart City được hiểu là thành phố sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ IOT (Internet of Things) để thu thập dữ liệu, sau đó dùng dữ liệu này để quản lý tài sản và tài nguyên một cách hiệu quả. Kết nối và tạo nên một hệ thống hữu cơ tổng thể để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ chính quyền và cải thiện cuộc sống cho người dân.

6 yếu tố chính để thiết tạo nên một đô thị thông minh:

Quản lý – tổ chức: Trong thời đại công nghệ số, chính quyền điện tử đang trở thành một xu hướng tất yếu trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.

Cư dân thông minh: Họ là những người dân có khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, tiện ích thông minh trong đô thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế – xã hội.

Môi trường tự nhiên: đô thị thông minh đã ra đời với mục tiêu xây dựng một môi trường sống an toàn, sạch đẹp, và bền vững.

Kinh tế thông minh: Lợi ích kinh tế là một trong những động lực chính để thúc đẩy việc xây dựng đô thị thông minh. Là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển đô thị bền vững

Di chuyển thông minh: là một hệ thống giao thông vận tải hiện đại, thông minh, và hiệu quả.

An ninh thông minh: là hệ thống an ninh trật tự được đảm bảo, dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông.

4. Quản lý đô thị ứng dụng giải pháp IoT của Luci – Bắt kịp xu thế phát triển bền vững trên thế giới

Tiềm năng của Internet of Things (IoT) dường như báo trước một kỷ nguyên công nghệ mới sẽ vượt xa những gì hiện có. Do đó, việc ứng dụng IoT trong xây dựng và quản lý đô thị thông minh cũng đã được đầu tư áp dụng tại các quốc gia phát triển trong đó có Việt Nam.

Quản lý đô thị ứng dụng giải pháp IoT của Luci
Quản lý đô thị ứng dụng giải pháp IoT của Luci

Tại Việt Nam, Luci là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quản lý đô thị thông minh tổng thể ứng dụng IoT. Với các sản phẩm tiêu biểu như Luci RMS – Giải pháp quản lý đô thị thông minh, Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh, Luci Lighting – Giải pháp đèn đường thông minh, Luci IOC – Giải pháp trung tâm điều hành thông minh, Luci AM – Giải pháp quản lý tài sản thông minh. Giải pháp quản lý đô thị thông minh của Luci không chỉ tập trung vào quản lý và nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống trong đô thị mà còn đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường, bắt kịp xu thế đô thị phát triển bền vững trên thế giới.

Hy vọng bài viết của Luci đã giúp bạn hiểu rõ quản lý đô thị là gì, để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn trực tiếp về giải pháp quản lý đô thị thông minh, hãy liên hệ với Luci qua các thông tin sau:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0902 239 589

Website: www.luci.vn

Email: hr@luci.vn

Đội ngũ Luci hân hạnh được mang tới cho bạn những thông tin và phương pháp quản lý đô thị thông minh hiệu quả nhất!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục