Giải đáp thắc mắc về ban quản trị nhà chung cư

48 lượt xem
Chia sẻ:
Ban quản trị nhà chung cư

Hiện nay, mô hình ban quản trị nhà chung cư tự quản đang được áp dụng phổ biến đối với những chung cư lớn. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh ban quản trị nhà chung cư, bài viết dưới đây của Luci sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Ban quản trị nhà chung cư
Ban quản trị nhà chung cư

Ban quản trị nhà chung cư là đơn vị gồm các thành viên đại diện cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng chung cư để thực hiện quyền và trách nhiệm về vấn đề quản lý, sử dụng và vận hành chung cư theo những quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở (2014) quy định: đối với tòa chung cư có 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải có ban quản trị nhà chung cư. Ban quản trị tòa nhà có từ 3 đến 5 người.

Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản trị nhà chung cư

Quyền hạn

– Tiếp nhận, lưu trữ và xử lý hồ sơ của tòa chung cư. Cung cấp những hồ sơ của chủ đầu tư đã được bàn giao cho đơn vị vận hành theo tiêu chuẩn của Luật.

– Chuẩn bị và tổ chức nội dung về các phiên họp chung cư; công khai thông báo nội dung về hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng bảo trì.

– Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về những công việc ban quản trị chung cư được trao quyền.

– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức công nhận ban quản trị nhà chung cư; thay thế đơn vị vận hành không còn đáp ứng đủ yêu cầu.

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết về những vấn đề khi chủ đầu tư không giao hồ sơ, chưa đóng kinh phí.

Nhiệm vụ

– Nhắc nhở dân cư về việc thực hiện đúng các nội quy, quy định về quy chế và sử dụng nhà chung cư.

– Là đại diện ký kết hợp đồng với bên quản lý vận hành chung cư và đơn vị bảo trì.

– Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các chủ sở hữu chung cư.

– Kết hợp với cơ quan có thẩm quyền để giúp giữ trật tự an ninh cho khu chung cư.

– Thực hiện các công việc được trao quyền theo quy định của Điều Luật.

Kinh nghiệm bầu ban quản trị nhà chung cư

Việc thành lập ban quản trị nhà chung cư là việc thiết yếu đối với sự vận hành của một chung cư. Vì vậy, khi tiến hành bầu cử ban quản lý nhà chung cư, cư dân cần chú trọng để đảm bảo quyền và lợi ích cho bản thân.

Trong trường hợp này, cần tổ chức Hội nghị nhà chung cư mà ở đây thành phần chính là các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư và ứng viên ứng cử hoặc được đề xuất. Thành phần ban quản trị chung cư bao gồm 1 Trưởng ban, 1 hoặc 2 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Thành viên được bầu vào ban quản trị nhà chung cư nên lựa chọn người có sức khỏe, không có tiền án, tiền sự, giỏi giao tiếp, liên kết; đặc biệt nên ưu tiên những người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm về các lĩnh vực xây dựng, tài chính, kiến trúc và pháp luật.

Hội nghị bầu ban quản trị nhà chung cư chỉ được diễn ra khi có sự tham dự của tối thiểu 50% hộ gia đình lưu trú tại chung cư. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức bầu ban quản trị tòa nhà gặp nhiều khó khăn khi không đáp ứng được nhu cầu tham gia của dân cư. Vậy nên, hình thức bầu qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Tiêu chuẩn thành viên ban quản trị nhà chung cư như thế nào?

Ban quản trị là đại diện cho Hội nghị nhà chung cư
Ban quản trị là đại diện cho Hội nghị nhà chung cư

Để có thể tham gia vào ban quản trị nhà chung cư thì ứng cử viên phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sau:

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên trong ban quản trị nhà chung cư trước hết là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó. Trong trường hợp người đang sử dụng phần diện tích trong tòa nhà muốn ứng cử, phải được sự ủy quyền tham dự hội nghị của chủ sở hữu.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì người tham gia vào ban quản trị chung cư là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng nhà chung cư.

Trên đây là giải đáp những thắc mắc ban quản trị nhà chung cư của Luci. Để hỗ trợ ban quản trị tòa nhà trong công việc, Luci mang lại Giải pháp Quản lý đô thị thông minh Luci Building. Giải pháp từ Luci mang đến lợi ích cho chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà và cư dân. Cụ thể:

  • Đối với chủ đầu tư: Gia tăng giá trị sản phẩm bất động sản cũng như giá trị thương hiệu, uy tín đối với Chủ đầu tư bất động sản. Từ đó giúp tăng thêm lợi nhuận về lâu dài.
  • Đối với ban quản lý tòa nhà: Tự động hóa quy trình quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho Ban quản lý
  • Đối với cư dân: Được chăm sóc tốt hơn, an toàn hơn và tiện lợi hơn.

Hãy liên hệ ngay với Luci để có những trải nghiệm ấn tượng từ phần mềm quản lý tòa nhà thông minh Luci Building!

Hotline: 0902.239.589

Website: https://luci.vn/

Email: info@luci.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục