11 điều bạn cần biết về hệ thống báo cháy

75 lượt xem
Chia sẻ:
11 điều bạn cần biết về hệ thống báo cháy

Để phòng tránh những mối nguy hiểm từ những vụ hỏa hoạn thì hệ thống báo cháy là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho toàn thể cư dân sống trong khu vực. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về hệ thống này; chính vì thế trong bài viết dưới đây, Luci muốn chia sẻ tới khách hàng 11 kiến thức về hệ thống báo cháy để khách hàng có thể tìm hiểu và tham khảo một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lắp đặt và sử dụng.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý đô thị thông minh

1. Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy là một hệ thống bao gồm một tập hợp những thiết bị kết hợp và làm việc cùng nhau, giúp phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra những tín hiệu cháy xuất phát từ việc hoạt động tự động của những đầu dò (lửa, khói, nhiệt…) hoặc qua các thiết bị báo cháy khẩn cấp (nút nhấn khẩn cấp). Đây là một hệ thống vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đến sự an toàn và sức khỏe của con người nên cần phải hoạt động 24/24, kể cả khi mất điện.

2. Nhà ở như thế nào thì lắp được hệ thống báo cháy?

Chúng ta thường xuyên thấy hệ thống báo cháy được lắp đặt tại các tòa nhà lớn, khu chung cư, các trung tâm thương mại,…. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các công trình khác cũng được quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn và phòng tránh cháy nổ như các quán karaoke, khách sạn, resort, những khu biệt thự liền kề,… Ngoài ra, trên thị trường cũng có các hệ thống báo cháy gia đình khi bạn muốn lắp đặt và sử dụng riêng cho căn hộ gia đình.

3. Cấu tạo của hệ thống báo cháy bao gồm những gì?

Một hệ thống báo cháy cơ bản sẽ có 3 thành phần chính là trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

Sơ đồ cấu tạo hệ thống báo cháy
Sơ đồ cấu tạo hệ thống báo cháy

Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế với dạng tủ, bao gồm các thiết bị quan trọng như bo mạch xử lý thông tin, các module, ắc quy dự phòng.

Phần thiết bị đầu vào (thiết bị giám sát) chính là công cụ ghi nhận tín hiệu. Phần này bao gồm đầu báo (đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa,…) và công tắc khẩn. Đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì có thêm module điều khiển.

Phần thiết bị đầu ra bao gồm chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, bảng hiển thị phụ, bộ quay số điện thoại tự động,… Đây là những công cụ hiển thị và phát thông báo quan trọng.

Tất cả những thiết bị của hệ thống báo cháy đều được hoạt động theo một cơ chế nhất định, đảm bảo đạt hiệu quả và độ chính xác cao.

4. Có những loại hệ thống báo cháy nào?

Hệ thống báo cháy thường được chia thành 2 loại chính là hệ thống báo cháy thông thường và hệ thống báo cháy địa chỉ.

Hệ thống báo cháy thông thường

Hệ thống báo cháy thông thường
Hệ thống báo cháy thông thường

Hệ thống báo cháy thông thường là hệ thống giám sát báo cháy, báo lỗi theo khu vực và có những đặc điểm chính sau: các zone bao gồm một hoặc nhiều thiết bị giám sát như đầu báo, cảm biến, nút ấn,…; các thiết bị trên một zone được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau trên cùng một khu vực; tủ báo cháy zone hoạt động hoàn toàn độc lập; mỗi zone cần một được đường dây tín hiệu riêng biệt và khi thiết bị báo cháy sẽ không thể biết được chính xác thiết bị và vị trí nào đang báo động. Hệ thống báo cháy thông thường này có ưu điểm là giá thành rẻ và phù hợp lắp đặt cho những công trình có quy mô nhỏ.

Hệ thống báo cháy địa chỉ

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ

Hệ thống báo cháy địa chỉ có những tính năng và đặc điểm nổi trội hơn so với hệ thống báo cháy thông thường. Tất cả các thiết bị đều được thiết lập một địa chỉ riêng nên khi báo cháy sẽ thể hiện được chính xác vị trí thiết bị báo. Các trung tâm có thể liên kết với nhau thành một hệ thống lớn, có thể quản lý tập trung và có khả năng kết hợp thiết bị báo cháy thông qua module. Ngoài ra mỗi mạch loop có thể kết nối rất nhiều thiết bị giúp tiết kiệm dây dẫn,  cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó. Hệ thống này còn được lập trình điều khiển linh hoạt nên có thể giám sát trực tiếp trên máy tính. Hệ thống báo cháy địa chỉ thường dùng để lắp đặt tại các công trình lớn bởi sự linh hoạt, phát hiện sự cố chính xác và nhanh chóng.

5. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy?

Hệ thống báo cháy hoạt động theo một quy trình khép kín
Hệ thống báo cháy hoạt động theo một quy trình khép kín

Hệ thống báo cháy hoạt động theo một quy trình khép kín, đơn giản và liên kết với nhau.

Khi xuất hiện hiện tượng về sự cháy tại khu vực (ví dụ có sự xuất hiện của tia lửa, khói hoặc nhiệt độ tăng đột ngột), các tín hiệu đầu vào sẽ lập tức nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây, thông tin nhận được sẽ được xử lý để xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và tiếp tục truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra. Các thiết bị đầu ra sẽ nhanh chóng phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người có thể nhận biết khu vực đang có sự cháy và xử lý kịp thời.

6. Những bước lắp đặt hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy thường được lắp đặt với những bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Đấu dây vào đế đầu báo
  • Bước 2: Kết nối đế đầu báo và nút báo cháy bằng tay với trung tâm báo cháy
  • Bước 3: Lắp đầu báo vào đế đầu báo
  • Bước 4: Kết nối chuông vào đèn trung tâm báo cháy
  • Bước 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC và nguồn dự phòng 24VDC (ắc quy) vào trung tâm báo cháy

7. Tiêu chuẩn, yêu cầu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy trước khi đưa vào hoạt động?

Để đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động tốt nhất khi đưa vào vận hành thì sau khi lắp đặt, hệ thống báo cháy phải đạt được những tiêu chuẩn và yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001. Tại đây, đã nêu rõ những tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động như đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy, trung tâm báo cháy và hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn. Các khách hàng có thể tham khảo để biết thêm chi tiết tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001.

8. Quy trình kiểm tra, bảo trì hệ thống báo cháy?

Quy trình kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy là việc vô cùng quan trọng giúp hệ thống phát huy được hiệu quả và hoạt động một cách an toàn. Quy trình này bao gồm những bước bảo trì sau đây:

  • Tủ trung tâm: kiểm tra tín hiệu, thông số kỹ thuật bo mạch; kiểm tra bộ phận nguồn; lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn,… nếu cần thiết và lau chùi, thổi bụi toàn bộ tiếp điểm. Sau đó test lại tủ điều khiển sau khi đã hoàn tất kiểm tra và bảo dưỡng.
  • Cáp tín hiệu: kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu, xác định lại độ bền và các nối cáp, đồng thời bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị.
  • Đầu dò khói: kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu; lau chùi các tiếp điểm, vệ sinh toàn bộ đầu báo; đo các thông số kỹ thuật và test khói để đảm bảo đầu dò hoạt động bình thường.
  • Đèn chớp: kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu và nguồn đồng thời lau chùi bụi và các tiếp điểm.
  • Còi báo cháy: kiểm tra lần lượt độ, bộ phận nguồn, dây tín hiệu sau đó lau chùi bụi và các tiếp điểm.
  • Nút nhấn khẩn cấp: kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu và bộ phận nguồn; lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
  • Kiểm tra tình trạng của các đèn chỉ hướng thoát hiểm.

9. Một số lý do khiến chuông báo cháy không hoạt động

Trong quá trình sử dụng, không phải lúc nào chuông báo cháy cũng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau.

Không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động tốt
Không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động tốt

Một số lý do tiêu biểu đó là:

  • Chuông báo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Khi lựa chọn lắp đặt hệ thống báo cháy có thể khách hàng đã vô tình lựa chọn sản phẩm chuông báo không đạt đủ tiêu chuẩn để đưa vào hoạt động nên dẫn đến tình trạng chuông báo không nhạy và không hoạt động dù có cháy.

  • Chuông báo được đặt sai chỗ

Việc lắp đặt sai chỗ dẫn đến chuông báo không phát hiện ra được tín hiệu cháy và không hoạt động được dù có cháy ở gần đó.

  • Chuông báo đã được sử dụng quá lâu

Thông thường các thiết bị báo cháy thường thường thay thế 10 năm/lần. Nếu không được thay thế khi sử dụng quá lâu, qua thời gian hệ thống cảm biến sẽ không nhận khói và phát tín hiệu chuông báo nữa.

10. Có cháy nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động, hoặc báo cháy giả thì phải làm sao?

Nếu xảy ra tình trạng chuông báo không hoạt động mặc dù có cháy hoặc báo cháy giả (không có cháy nhưng vẫn báo) thì các khách hàng cần chú ý khắc phục bằng những việc sau đây:

  • Kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng lại hệ thống báo cháy một cách thường xuyên nhằm phát hiện những sự cố kỹ thuật kịp thời để đảm bảo hệ thống báo cháy được hoạt động tốt và an toàn.
  • Thông báo và tuyên truyền cho cư dân khu vực nâng cao ý thức tuân thủ nội quy chung cư, không được tự ý kích hoạt hệ thống báo cháy.

11. Sử dụng hệ thống báo cháy nào thì tốt nhất?

Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến việc lắp đặt và sử dụng hệ thống báo cháy cho các công trình nhà cửa, chung cư,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết lựa chọn và sử dụng hệ thống báo cháy sao cho tốt nhất và tương thích nhất với công trình của mình.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hệ thống báo cháy tốt đến từ những thương hiệu đình đám như Hochiki, GST, Copper,… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống báo cháy cho nhà ở, chung cư,… thì đừng quên tìm đến Luci để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.

Với sự uy tín và kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường, Luci tự tin mang đến cho tất cả các khách hàng sự hài lòng từ giá cả cho đến chất lượng sản phẩm. Liên hệ ngay qua hotline 0902.239.589 hoặc website luci.vn để đặt hàng và tận hưởng những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất ngay hôm nay.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục