Cập nhật quy chế quản lý nhà chung cư chi tiết nhất

70 lượt xem
Chia sẻ:
quy chế quản lý nhà chung cư

Trong mỗi tòa nhà chung cư là một công đồng dân cư thu nhỏ. Chính vì vậy, cần có các quy chế quản lý, vận hành các tòa nhà chung cư. Việc này giúp công tác quản lý, vận hành tòa nhà chung cư diễn ra thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu về quy chế quản lý nhà chung cư chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xây dựng nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư chính xác nhất

Các chung cư cần áp dụng quy chế quản lý nhà chung cư

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016) quy định:

Quy chế quản lý nhà chung cư áp dụng với nhà chung cư có mục đích để ở. Quy chế áp dụng với cả các nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp. Tức dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác (Luật Nhà ở 65/2014/QH13). Bao gồm:

  • Các tòa chung cư thương mại.
  • Các tòa chung cư xã hội.
  • Các tòa chung cư phục vụ tái định cư.
  • Các tòa chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước và đã được cải tạo, xây dựng lại.
  • Các tòa chung cư sử dụng làm nhà ở công vụ.
Quy chế áp dụng với chung cư thương mại, chung cư xã hội, chung cư nhà ở công vụ,...
Quy chế áp dụng với chung cư thương mại, chung cư xã hội, chung cư nhà ở công vụ,…

Quy chế quản lý nhà chung cư

Các quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định theo Thông tư 02/2016/TT-BXD. Được bổ sung gần theo Thông tư 06/2019/TT-BXD như sau:

Quản lý sử dụng nhà chung cư

  • Việc quản lý, sử dụng tòa nhà chung cư thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết.
  • Tuân theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái các quy định. Gồm các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.

Lập, bàn giao và lưu trữ hồ sơ nhà chung cư

Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ nhà chung cư từ chủ đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản vẽ hoàn công.
  • Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình của nhà sản xuất.
  • Quy trình vận hành, khai thác, bảo trì công trình.
  • Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình nhà chung cư.
  • Bản vẽ mặt bằng khu vực để xe.
Chủ đầu tư cần cung cấp bản vẽ hoàn công trong hồ sơ nhà chung cư
Chủ đầu tư cần cung cấp bản vẽ hoàn công trong hồ sơ nhà chung cư

Các vấn đề được quyết định bởi Hội nghị nhà chung cư lần đầu

  • Quy chế quản lý nhà chung cư ghi lại nội dung các vấn đề:
  • Quy chế họp hội nghị nhà chung cư.
  • Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư.
  • Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư.
  • Giá dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư.
  • Các khoản chi phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp.
  • Các nội dung khác (nếu có).

Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư

Đối với chung cư có một chủ sở hữu:

  • Đại diện chủ sở hữu.
  • Người sử dụng nhà chung cư.
  • Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu trong Hội nghị nhà chung cư lần đầu:

  • Đại diện chủ đầu tư.
  • Đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.
  • Đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có).
  • Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu trong Hội nghị nhà chung cư bất thường và thường niên:

  • Đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.
  • Đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư).
  • Đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành)
  • Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Quyền biểu quyết được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ. Biểu quyết theo nguyên tắc sở hữu riêng 1m2 diện tích tương đương với 01 phiếu biểu quyết. Mọi quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.

Các thành viên tham dự và thực hiện biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư
Các thành viên tham dự và thực hiện biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư

Biểu quyết thông qua các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư

Các đề xuất được thông qua khi có tối thiểu 50% tổng số thành viên tán thành. Các thành viên thuộc Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư. Các quyết định bao gồm:

  • Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành.
  • Quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì.
  • Đề xuất thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
  • Các đề xuất của Ban quản trị đối với chủ đầu tư trong quản lý, sử dụng chung cư.
  • Các trường hợp khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Quyết định chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung biểu quyết theo quy định sau :

  • Trường hợp bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư: Có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị tán thành.
  • Trường hợp bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư: Có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư tán thành.
  • Trường hợp chỉ bảo trì phần sở hữu chung của một hoặc một số tòa nhà trong cụm: Có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà đó đồng ý.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về quy chế quản lý nhà chung cư. Mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích nhất cho bạn. Giúp bạn hiểu thêm về các quy chế quản lý, vận hành tòa nhà chung cư.

>> Điều kiện, thủ tục đăng ký công ty quản lý vận hành nhà chung cư

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục