Thu phí không dừng là một hình thức thu phí tự động không còn xa lạ với các chủ phương tiện khi đi qua các trạm thu phí. Hình thức thu phí này giúp cho chủ phương tiện tiết kiệm thời gian đồng thời mang đến nhiều lợi ích trong quản lý giao thông và thu phí giao thông.
1. Thu phí không dừng là gì?
ETC là viết tắt của cụm từ “Electronic Toll Collection”, được hiểu là hình thức thu phí điện tử không dừng. Thu phí không dừng là hình thức thu phí tự động thông qua thẻ định danh giúp cho phương tiện qua trạm thu phí dễ dàng mà không cần dừng lại. Thẻ định danh được dán ở mặt trong kính lái hoặc mặt ngoài chóa đèn pha.
Hiện nay, thu phí không dừng đang trở thành xu hướng giao thông thông minh ở Việt Nam tạo nhiều thuận tiện cho chủ phương tiện và cả cơ quan quản lý. Khi phương tiện di chuyển tới trạm, máy đọc sẽ quét thẻ và tự động trừ tiền trong tài khoản giao thông, chủ phương tiện không cần phải dừng lại và thanh toán bằng tiền mặt như hình thức thu phí một dừng truyền thống.
2. Thực tế triển khai thu phí không dừng tại Việt Nam hiện nay
Việc lưu thông qua các trạm thu phí ngày càng thuận tiện, hiện nay tất cả các tuyến cao tốc trong cả nước đã bắt đầu thu phí hoàn toàn tự động, xe qua trạm không phải dừng. Tuy nhiên để có thể sử dụng dịch vụ này, phương tiện phải dán thẻ và có đủ tiền trong tài khoản mới được phép đi vào cao tốc. Việc dán thẻ không dừng hiện nay chưa bắt buộc, tuy nhiên một số tuyến đường cao tốc trọng điểm như cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hải Phòng – Hà Nội, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Long Thành – Dầu Giây… thu phí không dừng là bắt buộc, do đó, chủ phương tiện cần phải dán thẻ không dừng.
Dưới đây là danh sách các trạm thu phí không dừng tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC quản lý 79 trạm, trong đó, 35 trạm trên Quốc Lộ 1A và 44 trạm ngoài Quốc Lộ 1A và công ty Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) quản lý 35 trạm, trong đó, 21 trạm thuộc Bộ Giao thông và 14 trạm thuộc tỉnh.
Bảng 1: 35 trạm thu phí không dừng trên quốc Lộ 1A đang được VETC quản lý
STT | Tên trạm | Quốc lộ/Tỉnh | Địa chỉ |
1 | Trạm Thu Phí Xa lộ Hà Nội | Quốc Lộ 1 | TP.HCM |
2 | Trạm Thu Phí Bắc Giang – Lạng Sơn | Quốc Lộ 1 | Lạng Sơn |
3 | Trạm Thu Phí Hà Nội – Bắc Giang | Quốc Lộ 1 | Bắc Ninh |
4 | Trạm Pháp Vân | Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình | Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình |
5 | Trạm Thường Tín | ||
6 | Trạm Vạn Điểm | ||
7 | Trạm Đại Xuyên | ||
8 | Trạm Vực Vòng | ||
9 | Trạm Liêm Tuyền | ||
10 | Trạm Cao Bồ | ||
11 | Trạm Hoàng Mai | Quốc Lộ 1 | Nghệ An |
12 | Trạm Bến Thủy 1 | Quốc Lộ 1 | Nghệ An |
13 | Trạm Bến Thủy 2 | Quốc Lộ 1 | Nghệ An |
14 | Trạm Tasco Quảng Bình | Quốc Lộ 1 | Quảng Bình |
15 | Trạm Quán Hàu | Quốc Lộ 1 | Quảng Bình |
16 | Trạm Đông Hà | Quốc Lộ 1 | Quảng Trị |
17 | Trạm Phú Bài | Quốc Lộ 1 | Huế |
18 | Trạm Phước Tượng | Quốc Lộ 1 | Huế |
19 | Trạm Hòa Phước | Quốc Lộ 1 | Đà Nẵng |
20 | Trạm Tam Kỳ | Quốc Lộ 1 | Quảng Nam |
21 | Trạm Thiên Tân | Quốc Lộ 1 | Quảng Ngãi |
22 | Trạm Bắc Bình Định | Quốc Lộ 1 | Bình Định |
23 | Trạm Nam Bình Định | Quốc Lộ 1 | Bình Định |
24 | Trạm Cam Thịnh | Quốc Lộ 1 | Khánh Hòa |
25 | Trạm Bình Thuận | Quốc Lộ 1 | Bình Thuận |
26 | Trạm An Sương – An Lạc – Trạm chính | Quốc Lộ 1A | TP.HCM |
27 | Trạm An Sương – An Lạc – Vĩnh Lộc | ||
28 | Trạm An Sương – An Lạc – Gò Mây | ||
29 | Trạm An Sương – An Lạc – Tân Kỳ/Tân Quý | ||
30 | Trạm An Sương – An Lạc – Hương Lộ | ||
31 | Trạm An Sương – An Lạc – Bà Hom | ||
32 | Trạm An Sương – An Lạc – Đường dẫn vào cao tốc | ||
33 | Trạm Cần Thơ Phụng Hiệp | Quốc Lộ 1 | Cần Thơ |
34 | Trạm Sóc Trăng | Quốc Lộ 1 | Sóc Trăng |
35 | Trạm Bạc Liêu | Quốc Lộ 1 | Bạc Liêu |
Bảng 2: 44 trạm thu phí không dừng ngoài quốc Lộ 1A đang được VETC quản lý
STT | Tên trạm | Quốc lộ/Tỉnh | Địa chỉ |
36 | Trạm Phả Lại | Quốc Lộ 18 | Bắc Ninh |
37 | Trạm Quốc Lộ 18 Cẩm Phả | Quốc Lộ 18 | Quảng Ninh |
38 | Trạm Đại Yên | Quốc Lộ 18 | Quảng Ninh |
39 | Trạm Việt Hưng | Tuyến Cao Tốc Hạ Long – Vân Đồn | Tuyến Cao Tốc Hạ Long – Vân Đồn |
40 | Trạm Đồng Đăng | ||
41 | Trạm Đồng Lá | ||
42 | Trạm Cẩm Y | ||
43 | Trạm Đoàn Kết | ||
44 | Trạm Tiên Cựu | Quốc Lộ 10 | Hải Phòng |
45 | Trạm Mỹ Lộc | Quốc Lộ 21B | Nam Định |
46 | Trạm BOT 188 | Quốc Lộ 17B | Hải Dương |
47 | Trạm Cầu Yên Lệnh | Quốc Lộ 38 | Hà Nam |
48 | Trạm VIDIFI 1 (Như Quỳnh) | Quốc Lộ 5 (cũ) | Hưng Yên |
49 | Trạm VIDIFI 2 (Hồng Bàng) | Quốc Lộ 5 (cũ) | Hải Phòng |
50 | Trạm Tuyến Đầu Cao Tốc Hà Nội – Hải Phòng | Tuyến Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng | Tuyến Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng |
51 | Trạm Quốc Lộ 39 (Nút giao Hưng Yên) | ||
52 | Trạm Quốc Lộ 38 (Nút giao Hải Dương) | ||
53 | Trạm Quốc Lộ 10 (Nút giao Thái Bình) | ||
54 | Trạm cuối tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng | ||
55 | Trạm Đình Vũ | ||
56 | Trạm TL353 | TL353 | Hải Phòng |
57 | Trạm Tam Nông | Quốc Lộ 32 | Phú Thọ |
58 | Trạm Cầu Hạc Trì | Quốc Lộ 2 | Phú Thọ |
59 | Trạm Toàn Mỹ 14 | Quốc Lộ 14 | Đắc Nông |
60 | Trạm Đức Long 1 | Quốc Lộ 14 | Gia Lai |
61 | Trạm Đức Long 2 | Quốc Lộ 14 | Gia Lai |
62 | Trạm Định An | Lâm Đồng | Lâm Đồng |
63 | Trạm Chơn Thành | Quốc Lộ 13 | Bình Phước |
64 | Trạm Tân Khai | Quốc Lộ 13 | Bình Phước |
65 | Trạm thu phí Suối Giữa | Bình Dương | Bình Dương |
66 | Trạm thu phí Vĩnh Phú | Bình Dương | Bình Dương |
67 | Trạm thu phí Bình Thắng | ĐT743A | Bình Dương |
68 | Trạm thu phí Bình Thung | DT-743 | Bình Dương |
69 | Trạm thu phí Lái Thiêu | ĐT745 | Bình Dương |
70 | Trạm thu phí Đường bộ số 1 | TL743 | Bình Dương |
71 | Trạm thu phí Đường bộ số 2 | TL743 | Bình Dương |
72 | Trạm thu phí Đường bộ số 3 | Bình Dương | Bình Dương |
73 | Trạm thu phí Cầu Phú Cường | DT8 | Bình Dương |
74 | Trạm thu phí số 1 DT 741 | Bình Dương | Bình Dương |
75 | Trạm Cầu Phú Mỹ | TL15 | TP.HCM |
76 | Trạm thu phí Bến Lức | ĐT830 | Long An |
77 | Trạm thu phí Đức Hòa | ĐT830 | Long An |
78 | Trạm thu phí NH 51 | Đồng Nai | |
79 | Trạm thu phí Đông Hưng | Thái Bình |
Bảng 3: 21 trạm thu phí không dừng thuộc bộ giao thông do VDTC vận hành từ Nam ra Bắc
STT | Tên trạm | Quốc lộ/Tỉnh | Địa chỉ |
1 | Tram Đắk Song | QL14 | Đắk Nông |
2 | Trạm Cal Chanh | QL14 | Đắk Nông |
3 | Trạm Nam Cầu Giẽ | Trạm Nam Cầu Giẽ | Hà Nam |
4 | Trạm Cà Ná | QL1 | Ninh Thuận |
5 | Trạm Hòa Lạc – Hòa Bình | Km17+100 | Hòa Bình |
6 | Trạm Xuân Mai – Hòa Bình | QL6 | Hòa Bình |
7 | Tram Đắk Lắk | QL26 | Đắk Lắk |
8 | Trạm Khánh Hòa | QL26 | Khánh Hòa |
9 | Trạm cầu Cổ Chiên | QL.60 | Trà Vinh |
10 | Trạm cầu Rạch Miễu | QL6O | Bến Tre |
11 | Trạm Liên Đầm | QL20 | Di Linh, Lâm Đồng |
12 | Trạm thu phí Số 2 | QL14 | Bình Phước |
13 | Trạm thu phí T1 | QL91 | Cần Thơ |
14 | Trạm Trảng Bom (Đồng Thuận) | QL1 | Đồng Nai |
15 | Trạm Sông Phan | QL1 | Bình Thuận |
16 | Trạm câu Văn Lang (nối Việt Trì – Bạ W QL32-QL32C) | QL32-32C(km7+160) | Phú Thọ |
17 | Trạm tránh thành phố Vĩnh Yên | Bắc Thăng Long – Nội Bài | Vĩnh Phúc |
18 | Trạm Bắc Ninh – Hải Dương | QL38 | Hải Dương |
19 | Trạm Km 55 | QL19 | Bình Định |
20 | Trạm Km 124+720 | QL.19 | Gia Lai |
21 | Trạm Chợ Mới | Thái Nguyên |
Bảng 4: 14 trạm thu phí không dừng thuộc tỉnh do VDTC quản lý
STT | Tên trạm | Quốc lộ/Tỉnh | Địa chỉ |
22 | Trạm Thanh Lương | QL 13, Thanh Lương, Bình Long | Bình Phước |
23 | Trạm Tân Lập | ĐT 741, Tân Lập, Đồng Phú | Bình Phước |
24 | Hầm Cù Mông | Khu vực 8, Quy Nhơn | Bình Định |
25 | Hầm Đèo Cả | Hoà Xuân Nam, Đông Hòa | Phú Yên |
26 | Trạm thu phí Thuận Phủ | ĐT741, Thuận Phủ, Đồng Phủ | Bình Phước |
27 | Trạm thu phí Bù Nho | 741, Bù Nho, Bù Gia Mập | Bình Phước |
28 | Trạm cầu Bạch Đằng | Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Liên Vị, Yên Hưng | Quảng Ninh |
29 | An Dân | Quốc lộ 1 tại Tuy An, | Phú Yên |
30 | Ninh Lộc | AH1, Ninh Lộc, Ninh Hòa, | Khánh Hòa |
31 | Trạm thu phí tuyển chính Km104 Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang | Cao Tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (5 Trạm) | Bắc Giang |
32 | Trạm thu phí phụ QL37, Hương Sơn, Lạng Giang, Bắc Giang | ||
33 | Trạm thu phí phụ TL242 Hồ Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn | ||
34 | Trạm thu phí phụ QL279 Quang Lang, Chi Lăng, Lạng Sơn | ||
35 | Trạm thu phí phụ Km45 Mai Sao, Chi Lăng, Lạng Sơn |
3. Cơ chế hoạt động của làn thu phí điện tử không dừng ETC
Cơ chế hoạt động của làn thu phí không dừng ETC dựa trên công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua trạm thông qua thẻ định danh và trừ tiền vào tài khoản giao thông.
Hiện nay có 2 công nghệ thu phí không dừng phổ biến được sử dụng là RFID (Radio frequency identification) và DSRC (Dedicated short-range communication). Trong đó, RFID là công nghệ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ được gắn vào đối tượng. Khi có phương tiện đi qua trạm thu phí, đầu đọc RFID Reader được gắn ở trạm thu phí sẽ nhận biết xe thông qua thẻ định danh. Sau đó, hệ thống sẽ tự động trừ số tiền tương ứng trong tài khoản giao thông. Khi thông tin của xe được nhận dạng và đóng phí, thanh chắn sẽ tự động mở cho phương tiện đi qua.
Bước 1: Hệ thống thu phí kích hoạt camera chụp biển số và nhóm Anten 1 đọc thẻ thu phí không dừng.
Bước 2: Hệ thống gửi thông tin và hình ảnh của xe về trung tâm dữ liệu.
Bước 3: Trung tâm dữ liệu kiểm tra thông tin thẻ định danh và tài khoản giao thông, tài khoản liên kết của chủ phương tiện.
Bước 4: Nếu xe đủ điều kiện, hệ thống tự động trừ tiền trong tài khoản, phát tín hiệu cho Anten 2 nâng barrier, đồng thời gửi tin nhắn thông báo giao dịch cho chủ phương tiện.
4. Hai loại thẻ thu phí không dừng được sử dụng phổ biến hiện nay
Ở nước ta hiện nay có 2 loại thẻ không dừng đó là thẻ e-Tag của VETC và thẻ ePass của VDTC.
Thẻ định danh e-Tag của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015. VETC hiện đang vận hành 79 trạm thu phí.
Thẻ định danh ePass của Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam. Đây là công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. VDTC hiện đang quản lý 35 trạm thu phí trên toàn quốc.
5. Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng
Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu hay làm thế nào để đăng ký thẻ không dừng là câu hỏi của nhiều chủ phương tiện khi tìm hiểu về loại thẻ này. Hãy cùng Luci khám phá 4 cách dán thẻ không dừng (hay còn gọi là thẻ ETC) để rút ngắn thời gian khi đi qua các trạm thu phí.
5.1 Dán thẻ thu phí tự động tại các trạm thu phí
Hiện nay, để nâng cao sự tiện lợi, chủ phương tiện có thể đăng ký tại các điểm BOT mà VETC và VDTC quản lý, giúp chủ phương tiện có thể tiện đường di chuyển, tranh thủ dán trước khi đi qua trạm nếu có nhu cầu.
5.2 Dán thẻ thu phí tự động tại các đại lý
VETC có hệ thống đại lý bao gồm 73 cơ sở trải dài khắp các tỉnh thành phố, giúp chủ phương tiện dễ dàng tìm thấy cơ sở gần và thuận tiện với mình nhất. Hoặc với ePass, chủ phương tiện có thể đến Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post, điểm dịch vụ lưu động… để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
5.3 Dán thẻ ETC ở các trung tâm đăng kiểm
Với e-Tag, điểm dán VETC ở các trung tâm đăng kiểm cũng phân bố ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Với 31 địa điểm ở miền Bắc, 20 địa điểm tại miền Trung và 20 địa chỉ ở miền Nam, VETC chủ phương tiện có thể dễ dàng tìm được điểm đăng ký gần nhất.
5.4 Tự dán thẻ thu phí không dừng tại nhà
Đặc biệt hiện nay, chủ phương tiện có thể đăng ký và tự dán thẻ không dừng tại nhà. Với E-tag, chỉ cần cung cấp thông tin của chủ phương tiện, nhân viên VETC sẽ gọi điện xác nhận và gửi thẻ đến địa chỉ chủ phương tiện đã cung cấp. Hay chủ phương tiện có thể đăng ký dùng dịch vụ thu phí không dừng trên app ePass hoặc website ePass chỉ với laptop hoặc điện thoại thông minh.
Phương pháp này mang đến sự thuận tiện cho chủ phương tiện, chủ động nhận thẻ và dán thẻ dễ dàng.
Hiện nay, để hỗ trợ khách hàng tối đa trong quá trình sử dụng, các bên cung cấp dịch vụ thường cho phép nạp tiền qua nhiều kênh vào tài khoản giao thông, trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ phương tiện có thể nộp qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử, dịch vụ thanh toán hóa đơn hoặc nạp tiền trực tiếp tại các điểm dịch vụ VDTC hoặc VETC. Nếu thấy các giao dịch bất thường trong tài khoản giao thông, chủ phương tiện cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để kiểm tra, xác minh và có phương pháp xử lý phù hợp.
6. Ưu điểm của thu phí điện tử không dừng (ETC) so với thu phí một dừng (MTC)
Trước đây, mỗi khi đi qua trạm thu phí, chủ phương tiện sẽ phải dừng lại tại trạm BOT để trực tiếp làm việc với nhân viên xuất vé để tiến hành mua vé, trả tiền và nhận hóa đơn. Hình thức thu phí này dựa trên ấn chỉ mã vạch và công nghệ tự động nhận dạng biển số (OCR – Optical Character Recognition) có khả năng phân loại xe chính xác, tuy nhiên, việc xử lý xe qua trạm gây mất thời gian, đặc biệt trong những khung giờ cao điểm có nhiều phương tiện qua trạm. Một số ưu điểm nổi bật của thu phí điện tử không dừng so với thu phí một dừng còn có thể kể đến như:
Với tài xế, thu phí không dừng giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu, giảm ùn tắc, dễ dàng lưu thông khi qua trạm. Đặc biệt trong thời gian dịch Covid vừa qua, thu phí không dừng giúp chủ phương tiện và nhân viên BOT hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Với nhà nước, thu phí không dừng mang đến một diện mạo hiện đại và phát triển cho hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ Nhà nước xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia; dễ dàng quản lý chi phí, hoạt động của các BOT.
Với nhà đầu tư BOT, thu phí không dừng giúp cho việc quản lý giao thông minh bạch, tránh thất thoát chi phí, dễ dàng đối soát, tiết kiệm chi phí về con người và in ấn.
Với môi trường, thu phí không dừng giúp tiết kiệm giấy in, giảm lượng tiêu thụ giấy góp phần bảo vệ cây xanh và môi trường.
7. Một số điểm cần lưu ý khi lưu thông qua làn thu phí không dừng
Phương tiện nào được phép đi vào làn thu phí ETC
Để được phép lưu thông qua làn thu phí không dừng ETC, phương tiện cần đạt 2 điều kiện. Đó là phương tiện phải được dán thẻ thu phí không dừng, hiện nay có 2 loại thẻ ePass hoặc Etag và tài khoản giao thông đủ số dư, khi số dư nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm, chủ phương tiện được coi là không đủ điều kiện đi qua làn thu phí ETC. Thậm chí, tài xế còn bị phạt vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào không dừng. Tài xế cần hết sức lưu ý, kiểm tra tài khoản giao thông để tránh những trường hợp xử phạt không đáng có.
Chủ phương tiện cần phân biệt làn thu phí ETC và MTC
Khi lưu thông qua trạm thu phí, chủ phương tiện cần chú ý để đi đúng làn thu phí, thông thường để tránh nhầm lẫn, tại các làn thu phí không dừng ETC thường có thông báo, chỉ dẫn.
Một số lưu ý chủ phương tiện cần lưu ý khi di chuyển qua làn thu phí không dừng ETC
- Tuân thủ biển báo khoảng cách tối thiểu và giới hạn tốc độ tại các trạm thu phí: khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 15m, vận tốc xe dưới 40 km/h. Điều này giúp cho hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe dễ dàng và chuẩn xác hơn.
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm để việc lưu thông được thuận lợi, an toàn và đúng quy định.
Thu phí không dừng hiện nay là một trong những xu thế quản lý giao thông thông minh được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống thực tiễn mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội trong thời đại số. Hy vọng những thông tin Luci vừa chia sẻ đã giúp các chủ phương tiện hiểu rõ hơn về thu phí không dừng ECT.
Công ty Cổ phần Luci là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác quản lý thời đại số. Các giải pháp IoT (Internet of Things) cho quản lý đô thị thông minh được nghiên cứu và phát triển bởi Luci đã trở thành “cánh tay” đắc lực của các chủ đầu tư, tự tin đối mặt với những khó khăn, thách thức của thời đại số hóa. Các giải pháp của Luci bao gồm:
Luci RMS – Giải pháp đô thị thông minh toàn diện từ quản lý điều hành, an ninh, giao thông, môi trường, y tế cho đến cuộc sống tiện nghi của người dân giúp cân bằng giữa việc chăm sóc cuộc sống cho cư dân đồng thời hoàn thành tốt các công việc của ban quản lý.
Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà đồng bộ, cho phép quản lý, điều khiển các hệ thống cơ điện, cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy trong một tòa nhà…đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong toàn được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.
Luci Lighting – Giải pháp chiếu sáng hiệu quả cho đô thị hiện đại. Luci Lighting là giải pháp chiếu sáng với khả năng tiết kiệm lên tới 70% năng lượng, giúp cho quá trình vận hành trở nên trơn tru với công suất tiêu thụ thấp đến mức tối đa nhờ cảm biến bật – tắt từ xa. Luci tự hào là thành viên Việt Nam đầu tiên tham gia hiệp hội chuẩn công nghệ kết nối không dây hàng đầu thế giới WiSUN.
Luci IOC – Trung tâm điều hành thông minh Luci IOC bao gồm hệ thống màn hình thông minh hiển thị và trực quan hoá dữ liệu dựa trên giám sát các hoạt động trong khuôn viên khu đô thị, thực hiện xử lý thông tin trả về từ CCTV, yêu cầu và phản ánh chất lượng của cư dân nhằm phục vụ công tác phân tích, hỗ trợ ra quyết định và điều hành khu đô thị đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.
Luci Asset Management – Luci AM là một trong những giải pháp áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng khu đô thị đồng thời tạo nên sự tiện ích, an toàn cho ban quản lý, người dùng. Quản lý tài sản thông minh là một bước đột phá giúp quản lý tài sản hiệu quả, chìa khóa thành công cho mọi doanh nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các giải pháp công nghệ của Luci trong quản lý đô thị thông minh, Quý khách vui lòng liên hệ Luci theo địa chỉ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 239 589
Website: www.luci.vn
Email: info@luci.vn