Quản lý nhà nước về đô thị là gì? Định hướng phát triển đô thị Việt Nam theo hướng xanh và bền vững

42 lượt xem
Chia sẻ:
Quản lý nhà nước về đô thị là gì? Định hướng phát triển đô thị Việt Nam theo hướng xanh và bền vững

Quản lý nhà nước về đô thị là một vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và sự tham gia của cộng đồng, đồng thời phải linh hoạt để thích ứng với các thách thức mới trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Những thông tin dưới đây của Luci sẽ giúp bạn hiểu rõ quản lý nhà nước về đô thị là gì và những định hướng quản lý phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai.

1. Quản lý nhà nước về đô thị là gì?

Quản lý nhà nước về đô thị là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan trong chính quyền đô thị thực hiện, nhằm xác lập một trật tự ổn định để xã hội phát triển theo những mục tiêu mà Đảng và chính quyền nhà nước ở Trung ương đã vạch ra. Từ đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm cho đô thị phát triển bền vững, phục vụ nhân dân ở đô thị và nhân dân cả nước.

Đô thị hóa ở Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức cho quản lý nhà nước
Đô thị hóa ở Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức cho quản lý nhà nước

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh, đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước về đô thị. Sự gia tăng dân số và di cư từ vùng nông thôn vào thành thị đang tạo ra áp lực lớn đối với hạ tầng và các nguồn lực đô thị (đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Các vấn đề liên quan đến giao thông, nhà ở, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải đang trở thành những thách thức đáng kể cho các thành phố đang phát triển. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và an sinh xã hội trong các thành phố, việc thúc đẩy quản lý đô thị hiệu quả và cân đối là cần thiết.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ khía cạnh chính trị, pháp lý đến quản lý tài nguyên, xã hội, kinh tế và môi trường. Để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đô thị là gì vô cùng quan trọng. 

2.1 Không gian lãnh thổ và điều kiện tự nhiên

Không gian lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng nước (sông suối, hồ, biển…), khoảng không… thuộc chủ quyền của một quốc gia và được các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, quyết định việc tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ để thống nhất quản lý, tổ chức trên mọi mặt của đời sống xã hội. Còn điều kiện tự nhiên là tổng hợp các yếu tố về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, đất đai, tài nguyên… nằm trên một không gian, vị trí cụ thể của quốc gia, căn cứ vào đó để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phân vạch địa giới quản lý nhà nước.

Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối mặt với triều cường
Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối mặt với triều cường

Sự đa dạng của địa hình, địa chất và khí hậu ảnh hưởng đến việc quy hoạch và phát triển đô thị. Ví dụ như các thành phố ven biển có thể phải đối mặt với nguy cơ về tăng cao mực nước biển và cơn bão, trong khi các khu vực đồng bằng có thể gặp vấn đề về lũ lụt do ngập úng. Vì vậy, việc hiểu và tận dụng các yếu tố không gian lãnh thổ và điều kiện tự nhiên rất quan trọng, tạo ra các giải pháp phát triển đô thị phù hợp và bền vững.

2.2 Dân cư

Quy mô dân số là căn cứ khi xác lập đơn vị hành chính. Ví dụ như thành lập thành phố, thị xã thuộc tỉnh được xếp vào đô thị loại I hay loại đô thị loại II thì bên cạnh yếu tố về kinh tế, cơ sở hạ tầng… còn phải đảm bảo yếu tố về dân số. Do đó, yếu tố dân cư là một trong các tiêu chí để tổ chức chính quyền đô thị, cần phải có một quy mô dân số hợp lý và được tổ chức phù hợp với đặc trưng dân cư của mỗi địa phương. Nếu dân số quá ít hoặc quá đông đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, cũng như gây khó khăn cho hoạt động quản lý của chính quyền.

2.3 Kinh tế – Xã hội

Nền kinh tế đô thị là kinh tế đa ngành phi nông nghiệp gồm có công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Hoạt động kinh tế ở đô thị thường được chuyên môn hóa cao, có sự liên kết chặt chẽ và khác biệt so với nông thôn. Kinh tế đô thị thường có mối liên hệ mật thiết với chính trị và bị ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng bởi các biến động chính trị và chính sách của nhà nước. Các biến động về chính trị, những chính sách của Nhà nước về quy hoạch và tài chính sẽ có tác động trực tiếp lên hoạt động kinh tế đô thị. Điều này làm cho việc quản lý kinh tế ở đô thị trở nên phức tạp, đa dạng và đòi hỏi sự hiệu quả từ phía nhà nước.

Tắc đường là “đặc sản” ở Hà Nội
Tắc đường là “đặc sản” ở Hà Nội

Đô thị là nơi sinh sống đông đúc của nhiều giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, trình độ, nguồn gốc với những phong tục, tập quán, lối sống rất khác nhau,… Do đó, xã hội đô thị là một kết cấu phức tạp khó quản lý. Bên cạnh đó, xã hội đô thị luôn có sự biến động mạnh mẽ vì người dân đô thị là những người sinh sống hoặc chỉ làm việc tại đô thị. Từ những đặc điểm xã hội đó đã đặt ra nhiều vấn đề khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước về đô thị là gì? Bao gồm quản lý cư trú, nhân khẩu, hộ khẩu, an ninh, trật tự, công ăn việc làm, phân hóa giàu nghèo, sinh hoạt cộng đồng, trợ cấp xã hội,…

2.4 Cấu trúc đô thị và cơ sở hạ tầng

Phần lớn đô thị của nước ta được chuyển hóa từ nông thôn, từ những trung tâm chính trị, kinh tế khu vực, ít có đô thị được quy hoạch, thiết kế và xây dựng mới hoàn toàn. Do vậy, cấu trúc đô thị giống như một chiếc áo mới, đẹp nhưng lại có những miếng vá rất vô lối. Điều đó cũng đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước về đô thị nhiều thách thức. 

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của đô thị luôn ở trong tình trạng quá tải do cấu trúc đô thị và làn sóng dịch cư đòi hỏi chính quyền đô thị phải giải quyết, phải có sự quản lý nhà nước một cách thống nhất và đồng bộ.

2.5 Chính trị

Ở đô thị, vấn đề chính trị rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp và có ảnh hưởng nhanh chóng tới kinh tế, xã hội. Nhân dân đô thị rất quan tâm đến chính trị, tích cực tham gia vào đời sống chính trị. Đặc biệt, ở những đô thị lớn hoặc Thủ đô với vai trò trung tâm chính trị, sự ảnh hưởng về chính trị là rất lớn không những đối với các lĩnh vực trong đô thị đó mà còn ảnh hưởng đối với vùng hoặc cả nước. 

Thủ đô và những đô thị lớn là nơi tập trung các cơ quan nhà nước ở Trung ương, là đầu mối của nhiều cấp, nhiều ngành để từ đó chính sách, pháp luật, mệnh lệnh hành chính lan tỏa đi các nơi. Đặc điểm chính trị của đô thị đã yêu cầu quản lý nhà nước ở đô thị phải hết sức khoa học, đúng đắn, dân chủ, công bằng vì sự bất ổn chính trị ở đô thị sẽ có ảnh hưởng xấu đối với một vùng, thậm chí cả nước. Bằng chứng của điều này là những cuộc đảo chính trên thế giới thường xảy ra ở thủ đô.

2.6 Văn hóa, lịch sử

Một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý trong công tác quản lý nhà nước về đô thị là gì? Đó là yếu tố văn hóa, lịch sử. Văn hóa địa phương phản ánh các giá trị, tư tưởng và thói quen sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Còn yếu tố lịch sử là nền tảng cho quá trình phát triển và hình thành bản sắc của đô thị đó. Văn hóa, lịch sử có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Văn hóa tạo nên lịch sử, được lịch sử gìn giữ và lưu truyền trong các giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Quản lý đô thị cần phải tôn trọng và bảo vệ văn hóa địa phương, từ việc bảo tồn di sản văn hóa đến việc thúc đẩy các hoạt động văn hóa cộng đồng. 

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận
Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận

3. Định hướng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023 tập trung thảo luận về hoàn thiện các khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị Việt Nam theo hướng xanh và bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với 3 nội dung chính: Quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền vững; Chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị; Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu. 

3.1 Quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền vững

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị ban hành về phát triển đô thị Việt Nam bền vững. Để triển khai, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2022 về Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó thực hiện tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” với quan điểm, mục tiêu nhằm cụ thể hóa một cách tốt nhất, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Để thực hiện đường lối đã đề ra, thời gian qua các địa phương trên toàn quốc tích cực triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực quy hoạch đô thị hướng đến sự phát triển hài hòa, bền vững.

Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%. Công tác quy hoạch và quản lý thực thi quy hoạch ngày càng được nâng cao. Hệ thống đô thị ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đóng góp trên 70% GDP cả nước.

Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế
Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế

Đô thị hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các đô thị, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đô thị luôn gắn với văn minh, sáng tạo, đổi mới, cơ hội phát triển, nhưng cũng là khu vực tập trung nhiều thách thức cần giải quyết như vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, phòng chống rủi ro không báo trước. Do đó, việc quan tâm hoạch định chính sách, các giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị có kế hoạch, có lộ trình là nhiệm vụ thiết yếu để nắm bắt được xu thế, hóa giải được những khó khăn, thách thức để phát triển đô thị nhanh và bền vững. Hiểu được định hướng quản lý nhà nước về đô thị là gì sẽ giúp cho các quyết định và hành động liên quan đến phát triển đô thị trở nên hiệu quả hơn.

3.2 Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu

Phát triển đô thị xanh thân thiện với môi trường
Phát triển đô thị xanh thân thiện với môi trường

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra một cách thần tốc. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, phát triển đô thị nhanh cũng đã và đang tạo ra gánh nặng lên môi trường. Chúng ta cũng đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với nhiều rủi ro về thiên tai, vì vậy phát triển đô thị thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Diễn đàn mang đến các thông tin cập nhật về phát triển đô thị thông minh trên toàn quốc và trên thế giới không chỉ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải nhà kính mà còn mang đến trải nghiệm sống tiện nghi cho con người. 

3.3 Chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị

Nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số trong quản lý đô thị. Nghị quyết 06 cũng nhấn mạnh nhiệm vụ “đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh”. 

Đô thị thông minh là xu thế của tương lai
Đô thị thông minh là xu thế của tương lai

Ở Việt Nam, phát triển đô thị thông minh chính là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Về định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 nêu rõ quan điểm và nguyên tắc về chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sử dụng các giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển. Từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân làm trung tâm.

Hy vọng những thông tin Luci vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn quản lý nhà nước về đô thị là gì và những định hướng phát triển đô thị ở nước ta trong tương lai. Công ty Cổ phần Luci là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác quản lý thời đại số. Các giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý đô thị thông minh được nghiên cứu và phát triển bởi Luci bao gồm:

Luci RMS – Giải pháp đô thị thông minh toàn diện từ quản lý điều hành, an ninh, giao thông, môi trường, y tế cho đến cuộc sống tiện nghi của người dân giúp cân bằng giữa việc chăm sóc cuộc sống cho cư dân đồng thời hoàn thành tốt các công việc của ban quản lý.

Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà đồng bộ, cho phép quản lý, điều khiển các hệ thống cơ điện, cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy trong một tòa nhà…đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong toàn được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.

Luci Lighting – Giải pháp chiếu sáng hiệu quả cho đô thị hiện đại. Luci Lighting là giải pháp chiếu sáng với khả năng tiết kiệm lên tới 70% năng lượng, giúp cho quá trình vận hành trở nên trơn tru với công suất tiêu thụ thấp đến mức tối đa nhờ cảm biến bật – tắt từ xa. Luci tự hào là thành viên Việt Nam đầu tiên tham gia hiệp hội chuẩn công nghệ kết nối không dây hàng đầu thế giới WiSUN.

Luci IOC – Trung tâm điều hành thông minh Luci IOC bao gồm hệ thống màn hình thông minh hiển thị và trực quan hoá dữ liệu dựa trên giám sát các hoạt động trong khuôn viên khu đô thị, thực hiện xử lý thông tin trả về từ CCTV, yêu cầu và phản ánh chất lượng của cư dân nhằm phục vụ công tác phân tích, hỗ trợ ra quyết định và điều hành khu đô thị đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.

Luci Asset Management – Luci AM là một trong những giải pháp áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng khu đô thị đồng thời tạo nên sự tiện ích, an toàn cho ban quản lý, người dùng. Quản lý tài sản thông minh là một bước đột phá giúp quản lý tài sản hiệu quả, chìa khóa thành công cho mọi doanh nghiệp.

Luci là đơn vị nhận được giải thưởng Sao Khuê – giải thưởng tôn vinh, biểu dương các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ xuất sắc có uy tín hàng đầu của ngành công nghệ thông tin Việt Nam do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2003.

Luci vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 
Luci vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê

Để biết thêm thông tin chi tiết về các giải pháp công nghệ của Luci trong quản lý đô thị thông minh, Quý khách vui lòng liên hệ Luci theo địa chỉ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0888 729 119

Website: www.luci.vn

Email: info@luci.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục