Công nghệ không chạm và những ứng dụng thay đổi cuộc sống trong kỷ nguyên số

490 lượt xem
Chia sẻ:
Công nghệ không chạm và những ứng dụng thay đổi cuộc sống trong kỷ nguyên số

Đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng to lớn, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta về mọi mặt, công nghệ không chạm cũng vì thế có điều kiện bùng nổ hơn bao giờ hết, trở thành tâm điểm chú ý của mọi công dân trên toàn thế giới. Những ứng dụng của công nghệ không chạm ngày càng trở nên phổ biến, liên tục được cải tiến và mang đến những tiện ích bất ngờ cho con người. Hãy cùng Luci khám phá qua những thông tin thú vị dưới đây.

1. Công nghệ không chạm là gì?

Công nghệ không chạm (Touchless Technologies) là một dạng công nghệ điều khiển điện tử giúp người dùng có thể điều khiển hệ thống kỹ thuật số mà không cần bất kỳ hình thức tiếp xúc vật lý nào. Công nghệ này cho phép hệ thống máy tính nhận đầu vào dưới dạng chuyển động vật lý, mẫu khuôn mặt, giọng nói và hành vi của người dùng. Sau đó, chúng sẽ được xử lý và diễn giải bằng các thuật toán hệ thống để đưa ra đầu ra mong muốn hoặc các hành động mà người dùng yêu cầu.

Công nghệ không chạm – Xu hướng công nghệ trên thế giới
Công nghệ không chạm – Xu hướng công nghệ trên thế giới

Giao diện người – máy trong công nghệ không chạm phổ biến bao gồm các yếu tố:

  • Sự kết hợp cảm biến chuyển động
  • Cử chỉ dựa trên máy ảnh
  • Màn hình cảm ứng gần
  • Không dây tầm ngắn
  • Theo dõi mắt
  • Nhận diện giọng nói 

Hiện nay, công nghệ không chạm không chỉ giới hạn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người đơn giản như đèn tự động, cửa tự khóa, thay vào đó công nghệ này cũng đã được triển khai vào khắp các ngành nghề, kinh tế – xã hội khác trong kỷ nguyên số và đạt được nhiều thành tựu đột phá thay đổi cuộc sống của con người. Xu hướng công nghệ không chạm, không dây đang ngày một lên ngôi.

2. Ứng dụng của công nghệ không chạm trong kỷ nguyên số

Với sự phát triển nhanh chóng của các giao diện công nghệ như cảm biến chuyển động, nhận dạng giọng nói và cử chỉ dựa trên máy ảnh, việc sử dụng công nghệ không chạm ngày càng tăng, trở thành xu hướng của toàn ngành.

2.1 Thanh toán không chạm – Xu hướng công nghệ đang lên ngôi

Một trong những ứng dụng quan trọng, phổ biến nhất của công nghệ không chạm đang được chúng ta sử dụng hàng ngày đó là thanh toán không chạm. Cụ thể, thay vì phải dùng tiền mặt trả cho người bán hàng hoặc nhân viên giao nhận, giờ đây, chỉ cần vài giây với một số thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc thẻ ngân hàng, bất kỳ ai cũng đều có thể thanh toán cho món hàng mà mình vừa mua mà không cần tiền mặt.

Thanh toán không chạm bằng thẻ Visa hay Mastercard – Khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào máy POS và giữ trong 3 giây là giao dịch đã được thực hiện
Thanh toán không chạm bằng thẻ Visa hay Mastercard – Khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào máy POS và giữ trong 3 giây là giao dịch đã được thực hiện

Cột mốc quan trọng và bước ngoặt đối với thanh toán không tiếp xúc là vào năm 2011 khi Google và Android tung ra phương thức thanh toán di động tùy chỉnh cho các thiết bị sử dụng công nghệ NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn. Apple cũng cho ra mắt Apple Pay vào năm 2014. Các giải pháp thanh toán di động tùy chỉnh này loại bỏ rào cản về nhu cầu sử dụng thẻ. Ví dụ: người ta có thể thực hiện thanh toán qua Apple Pay bằng cách chỉ cần giữ điện thoại trước đèn của đầu đọc thanh toán trong khi đặt ngón tay lên cảm biến cảm ứng của điện thoại để xác minh.

Thanh toán nhanh chóng với Apple Pay
Thanh toán nhanh chóng với Apple Pay

Hiện nay, Canada được coi là nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt nhất. 83% người dân Canada, gần như tất cả công dân trưởng thành, đều có thẻ tín dụng. Còn với thanh toán trên thiết bị di động, Trung Quốc lại là quốc gia đi đầu với Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent. Trong đó, Alipay thường được dùng trong thanh toán online, trong khi WeChat Pay lại phổ biến tại các quầy hàng nhỏ lẻ. Gần như tất cả mọi người dân ở Trung Quốc đều sử dụng 2 ứng dụng này, từ các nhà hàng sang trọng, cửa hàng cao cấp đến các cửa hàng đường phố.

Ở Việt Nam, xu thế thanh toán không chạm cũng ngày càng phổ biến từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các vùng nông thôn.

2.2 Hệ thống giao thông thông minh

Đối với hệ thống giao thông công cộng, thẻ bus hay train ứng dụng công nghệ giúp việc thanh toán dịch vụ giao thông công cộng trở nên nhanh chóng chỉ với một cú chạm. Sau khi thẻ được đăng ký và thành công nạp tiền, có thể sử dụng thẻ ngay lập tức. Bạn có thể cầm thẻ lên xe, chạm nhẹ vào đầu đọc để thanh toán.

Đi bus, train ở bang Queensland Úc chỉ với một cú chạm
Đi bus, train ở bang Queensland Úc chỉ với một cú chạm

Một ứng dụng quan trọng khác của công nghệ không chạm trong giao thông thông minh tại các quốc gia phát triển đó là hệ thống đèn giao thông được điều khiển bằng công nghệ không chạm.

Ví dụ như ở thành phố Calgary, Canada, để giúp người dân được an toàn trong đại dịch COVID-19, Thành phố đã lắp đặt công nghệ nút nhấn không chạm tại hai địa điểm có lượng người đi bộ đông đúc vào cuối tháng 4 năm 2021. Công nghệ mới nổi này kích hoạt tín hiệu qua đường dành cho người đi bộ mà không cần phải chạm vào nút ấn. Khi người đi bộ hoặc người đi xe đạp muốn băng qua giao lộ bằng công nghệ này, họ chỉ cần vẫy tay trước nút ấn không chạm để kích hoạt tín hiệu.

Ngoài ra, do hoạt động của người đi bộ và người đi xe đạp ngày càng tăng kể từ mùa xuân năm 2020, thành phố đã tự động thay đổi tín hiệu giao thông ở nhiều khu vực trong thành phố mà không cần kích hoạt nút bấm vật lý. Những lối qua đường tự động dành cho người đi bộ này được đặt khắp thành phố ở những khu vực có mật độ người đi bộ cao.

2.3 Công nghệ không chạm trong mua sắm trực tuyến

Xu hướng mua sắm online ngày càng phát triển trên thế giới
Xu hướng mua sắm online ngày càng phát triển trên thế giới

Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, cuộc sống của con người ngày càng trở nên tiện ích và dễ dàng hơn. Trong đó, xu hướng mua sắm “không chạm” đang lên ngôi, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể mua sắm bất kỳ thứ gì họ muốn chỉ bằng một cú click đơn giản. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm thông minh ngày càng tăng, các nhà bán lẻ trên khắp thế giới cũng đã điều chỉnh quy trình và nâng cấp công nghệ để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2.4 Trò chơi điện tử thực tế ảo

Trò chơi điện tử thực tế ảo – một trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ không chạm
Trò chơi điện tử thực tế ảo – một trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ không chạm

Có thể nói ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã đã khai sinh ra công nghệ không chạm với ứng dụng rất rộng rãi hiện nay, dưới dạng thiết bị nhận dạng cử chỉ như một bộ điều khiển trò chơi. Sự phát triển của bộ điều khiển cử chỉ dựa trên cảm biến quang học đã thay đổi trò chơi mãi mãi, mang đến một cục diện hiện đại và đang không ngừng phát triển.

2.5 Ứng dụng công nghệ không chạm trong dịch vụ khách sạn

Cửa tự động đóng mở, đèn tự bật khi có người hay bồn rửa hoạt động khi chúng cảm nhận được có bàn tay ở gần là những ví dụ điển hình của công nghệ không chạm trong các tòa nhà hiện đại.

Bên cạnh đó, dịch vụ khách sạn cũng đã có những bước tiến về công nghệ để phù hợp với xu hướng “du lịch không chạm” của du khách hậu Covid. Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm phòng khách sạn, đặt phòng, checkin, checkout và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn bằng tính năng nhận diện khuôn mặt hoặc các công nghệ tự động. Hay việc đặt đồ ăn và thanh toán cũng được tự động hóa qua các menu điện tử, ví điện tử…

Thỏa sức điều khiển các tiện ích của phòng khách sạn theo ý thích chỉ với điện thoại thông minh
Thỏa sức điều khiển các tiện ích của phòng khách sạn theo ý thích chỉ với điện thoại thông minh

Việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp cho quá trình quản lý được tự động hóa và dàng hơn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực cho doanh nghiệp mà còn giúp cho du khách thấy thoải mái hơn, hạn chế được sự chen lấn, chờ đợi nơi đông người…

2.6 Ứng dụng công nghệ không chạm trong dịch vụ y tế 

Trong vài năm gần đây, ngành y tế Việt Nam có nhiều bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong công tác chuyển đổi số.

Các ứng dụng y tế đã góp phần không nhỏ trong việc phòng chống dịch với các tính năng: khai báo y tế, sàng lọc bệnh nhân covid, đặt lịch và tư vấn từ xa… ngoài ra còn giúp các bệnh viện nhanh chóng thiết lập các kênh hỗ trợ, tư vấn khám chữa bệnh cho người dân, mà không cần duy trì đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin tại chỗ để vận hành, duy trì. 

Từ đó đến nay, những tính năng đặt lịch, tư vấn từ xa… vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong việc tối ưu thời gian, công sức cho người bệnh và  góp phần giảm áp lực lên các bệnh viện, phòng khám.

2.7 Kỹ thuật điều khiển các thiết bị bằng giọng nói

Điều khiển bằng giọng nói đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mở ra không gian tiện ích và trải nghiệm đầy mới mẻ. Ví dụ, với dòng tivi thông minh bạn chỉ cần gọi trợ lý ảo Google Assistant chỉ với câu nói “Ok Google” hoặc “Hey Google” để kích hoạt tivi và thực hiện các thao tác như tăng/giảm âm lượng, chuyển kênh, hoặc tìm kiếm nội dung mà không cần dùng tới remote. Tính năng điều khiển bằng giọng nói trên tivi không chỉ là sự tiện lợi mà còn là một bước tiến đáng kể trong việc tạo ra trải nghiệm tương tác đơn giản và hiệu quả với thiết bị giải trí gia đình.

Bạn cũng có thể thực hành ngay với câu lệnh “Ok Google, thời tiết hôm nay như thế nào?” để nhận thông tin dự báo thời tiết.

Siri trợ lý ảo trong các sản phẩm của Apple
Siri trợ lý ảo trong các sản phẩm của Apple

Một “cô nàng” nổi tiếng và cực kỳ thông minh khác của Apple là Siri. Thay vì việc phải dùng tay để thao tác trên thiết bị, bạn hoàn toàn có thể nhờ cô ấy làm việc đó. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu Siri mở ứng dụng hay gọi điện thoại cho ai đó. 

2.8 Smart city và nhà ở thông minh

Những căn hộ thông minh, hay còn gọi là Smart Home không còn xa lạ với cư dân thế kỷ 21. Đó là hệ thống nhà ở được trang bị công nghệ tự động tiên tiến, sở hữu những tính năng được thiết lập sẵn, giúp điều khiển, truy cập và đồng thời kiểm soát mọi hoạt động của ngôi nhà từ xa. Đặc biệt, Smart Home có khả năng  ghi nhớ thói quen của người dùng thông qua lập trình, mang lại trải nghiệm sống hiện đại và đầy tiện nghi cho cư dân thời đại mới.

Công nghệ không chạm trong nhà ở thông minh có thể giúp bạn:

  • Bật hoặc tắt các thiết bị trong nhà như đèn, bình nóng lạnh, điều hòa, tivi chỉ trong vài giây thông qua việc ra lệnh bằng giọng nói.
  • Điều chỉnh cường độ sáng cho đèn điện hoặc thay đổi màu sắc của đèn một cách nhanh chóng.
  • Đóng hoặc mở rèm cửa, điều chỉnh tốc độ quay của quạt giúp tạo không gian sống thoải mái và tiện nghi.
  • Mở nhạc và các tiện ích giải trí
  • Hẹn giờ thức dậy, báo thức cho người dùng, thông báo về tình hình thời tiết, và nhắc nhở công việc cần làm.
  • Giúp người sử dụng tìm kiếm tin tức hàng ngày hoặc học tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi trong ngôi nhà một cách thuận tiện.
  • Khả năng thu âm, lọc nhiễu từ bên ngoài tốt, giúp việc tương tác thông minh và hiệu quả hơn.

3. Công nghệ không chạm sử dụng trong các ứng dụng IoT của Luci

Luci mang đến giải pháp ứng dụng công nghệ IoT vượt trội cho đô thị thông minh
Luci mang đến giải pháp ứng dụng công nghệ IoT vượt trội cho đô thị thông minh

Công ty Cổ phần Luci là Công ty công nghệ tiên phong nghiên cứu và phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ không chạm và IoT (Internet Of Thing – Kết nối vạn vật) cho đô thị thông minh. Với lợi thế đã có kinh nghiệm triển khai các dự án trong và ngoài nước thành công, Luci mong muốn đem đến các giải pháp triển khai hiệu quả, vượt trội cho các đô thị thông minh. Các giải pháp của Luci bao gồm:

Luci RMS – Giải pháp quản lý đô thị thông minh (Luci RMS): Giải pháp này giúp tích hợp và quản lý các hệ thống đô thị khác nhau, bao gồm giao thông, năng lượng, môi trường, an ninh trật tự,… thông qua một nền tảng duy nhất. Nhờ đó, các cơ quan quản lý đô thị có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.

Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (Luci iBMS): Giải pháp này giúp tự động hóa các hoạt động quản lý tòa nhà, bao gồm quản lý an ninh, quản lý năng lượng, quản lý vận hành,… Nhờ đó, chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành, mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho cư dân.

Luci Lighting – Giải pháp đèn đường thông minh (Luci Lighting): Giải pháp này giúp giám sát và điều khiển hệ thống đèn đường tự động, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Luci Lighting cũng cung cấp các dịch vụ thông minh cho người dân, như: báo cáo tình trạng an ninh trật tự, cảnh báo tai nạn giao thông,…

Luci IOC – Trung tâm điều hành thông minh (Luci IOC): Trung tâm này là nơi tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị có thể theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa một cách hiệu quả.

Luci Asset Management – Giải pháp quản lý tài sản thông minh (Luci AM): Giải pháp này giúp quản lý các tài sản công của đô thị, bao gồm: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,… Nhờ đó, các cơ quan quản lý đô thị có thể nắm được tình trạng của các tài sản, đưa ra các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.

Các giải pháp của Luci đã được triển khai thành công tại nhiều đô thị lớn trên cả nước, mang lại những hiệu quả tích cực. Để tìm hiểu và được tư vấn chi tiết về các giải pháp của Luci, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0902 239 589.

Website: www.luci.vn.

Email: hr@luci.vn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục