Ngày nay, Internet of Things (IoT) đang nổi lên như một trong những xu hướng quan trọng nhất, đem lại sự kết nối và tự động hóa đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng cao, không phải ai cũng hiểu rõ về Internet vạn vật là gì? và ứng dụng của nó. Vì vậy, hãy cùng Luci tìm hiểu về công nghệ Internet vạn vật (IoT) này nhé!
Internet vạn vật (IoT) là gì?
Nhắc đến Internet vạn vật chắc chắn sẽ rất nhiều người không thể trả lời được câu hỏi “Inverter vạn vật là gì?”. Tuy khái niệm nghe có vẻ xa lạ nhưng mạng lưới này đang hiện diện ngay xung quanh chúng ta. Hãy cùng Luci đến với câu trả lời.
Internet of Things (IoT), hay còn gọi là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, là một hệ thống các thiết bị tính toán có khả năng kết nối với Internet và tương tác với nhau mà không cần sự can thiệp của con người.
Các thiết bị IoT có thể là các đồ vật thông thường được trang bị cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh, các máy tính hoặc bộ điều khiển để xử lý dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc kết hợp cả hai tính năng này.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang tận dụng IoT để tăng cường hiệu suất hoạt động, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, cải thiện quyết định kinh doanh và tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Cấu trúc của hệ thống IoT
Hệ thống IoT có thể được chia thành năm thành phần chính:
Thiết bị IoT (IoT devices)
Đây là các thiết bị vật lý được kết nối với Internet và được tích hợp với cảm biến, bộ xử lý và khả năng kết nối mạng. Các thiết bị này có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với nhau để thu thập dữ liệu từ môi trường hoặc hoạt động trong các hệ thống tự động hóa. Ví dụ bao gồm cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, camera giám sát, máy đo đường huyết trong y tế, hoặc cảm biến chuyển động trong công nghiệp.
Kết nối (connectivity)
Đây là phần cho phép thiết bị IoT truyền thông với nhau và với các hệ thống thông tin. Các công nghệ kết nối bao gồm Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, LoRaWAN, LTE và nhiều công nghệ khác. Sự lựa chọn của công nghệ kết nối thích hợp phụ thuộc vào yêu cầu về phạm vi, độ trễ, tiêu thụ năng lượng và chi phí.
Cơ sở hạ tầng (infrastructure)
Thành phần này cung cấp nền tảng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống IoT. Bao gồm các thành phần như mạng lưới (networking), trung tâm dữ liệu (data centers), hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (database management systems) và các dịch vụ điện toán đám mây (cloud computing services).
Dữ liệu (Data)
Là thành phần quan trọng nhất, dữ liệu được thu thập từ thiết bị IoT được sử dụng để phân tích và thực hiện các hành động quan trọng.
Ứng dụng (applications)
Sử dụng dữ liệu từ thiết bị IoT để cung cấp giá trị cho người dùng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
IoT hoạt động như thế nào?
Thu thập dữ liệu
Các thiết bị IoT được cài đặt cảm biến và phần cứng để thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh hoặc từ hoạt động của chính chúng (ví dụ: cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đo lường năng lượng tiêu thụ, …)
Chia sẻ dữ liệu
Dữ liệu thu thập được từ các thiết bị IoT được chia sẻ thông qua các kết nối mạng đến các điểm trung tâm hoặc các nút mạng khác để được xử lý hoặc lưu trữ. Ngoài việc chia sẻ dữ liệu với các điểm trung tâm, các thiết bị IoT cũng có thể chia sẻ dữ liệu trực tiếp với nhau trong một mạng lưới IoT.
Xử lý dữ liệu
Dữ liệu được lưu trữ tạm thời hoặc vĩnh viễn trong cơ sở dữ liệu hoặc trung tâm dữ liệu. Sau đó, dữ liệu này được xử lý thông qua các thuật toán và phần mềm để trích xuất thông tin quan trọng hoặc phát hiện các xu hướng.
Đưa ra quyết định
Dựa trên dữ liệu được xử lý và phân tích, hệ thống có thể tự động thực hiện các hành động hoặc đưa ra các quyết định, ví dụ như kích hoạt thiết bị tự động hoặc gửi cảnh báo đến người dùng.
Các công nghệ sử dụng trong IoT
Trong việc triển khai và phát triển hệ thống IoT, việc sử dụng các công nghệ tiên tiến là không thể tránh khỏi. Các công nghệ này không chỉ giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu suất của hệ thống mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc phân tích và tận dụng dữ liệu.
Điện toán biên
Điện toán biên là mô hình tính toán mà các hoạt động xử lý dữ liệu và tính toán được thực hiện gần với nguồn dữ liệu, thường là tại các thiết bị IoT hoặc cạnh mạng. Điều này giúp giảm độ trễ và tăng cường hiệu suất bằng cách xử lý dữ liệu trực tiếp tại nguồn thu thập thay vì gửi toàn bộ dữ liệu về trung tâm dữ liệu hoặc đám mây để xử lý.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một mô hình tính toán dựa trên internet cho phép truy cập vào các tài nguyên tính toán, lưu trữ và dịch vụ qua internet theo yêu cầu. Trong môi trường IoT, điện toán đám mây thường được sử dụng để lưu trữ lớn lượng dữ liệu từ các thiết bị IoT, cung cấp khả năng mở rộng và tính sẵn sàng cao.
Máy học
Máy học là một lĩnh vực trong trí tuệ nhân tạo mà các thuật toán và mô hình có khả năng học và tự điều chỉnh từ dữ liệu mà không cần phải được lập trình một cách rõ ràng.
Trong môi trường IoT, máy học được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT, dự đoán các xu hướng và sự kiện và đưa ra quyết định thông minh. Việc tích hợp máy học vào hệ thống IoT giúp tăng cường khả năng tự động hóa và cải thiện hiệu suất của hệ thống thông qua việc tối ưu hóa quy trình và ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực.
Ưu và nhược điểm của IoT
Ưu điểm
- Cung cấp khả năng truy cập đến thông tin từ mọi nơi và mọi lúc, trên bất kỳ thiết bị nào.
- Tăng cường liên kết giữa các thiết bị điện tử.
- Tối ưu hóa việc truyền gửi dữ liệu qua mạng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tự động hóa các tác vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm sự can thiệp từ con người.
Nhược điểm
- Khi số lượng thiết bị kết nối tăng lên và thông tin được chia sẻ giữa chúng ngày càng phổ biến, nguy cơ về việc bị tấn công từ phía hacker cũng tăng lên.
- Việc thu thập và quản lý dữ liệu từ tất cả các thiết bị trong các tổ chức có thể trở thành một thách thức đáng kể.
- Trong trường hợp xảy ra lỗi trong hệ thống, có thể dẫn đến sự hỏng hóc của tất cả các thiết bị được kết nối.
- Sự thiếu tiêu chuẩn quốc tế về tương thích IoT làm cho việc liên kết các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau trở nên khó khăn.
Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh
Quản lý giao thông
Hệ thống giao thông thông minh sử dụng cảm biến và camera để giám sát tình trạng lưu lượng giao thông, cảnh báo về tắc nghẽn và tai nạn. Dữ liệu này được sử dụng để tối ưu hóa định tuyến, cung cấp thông tin giao thông trực tiếp cho người dùng qua các ứng dụng di động và hỗ trợ trong quản lý luồng giao thông tự động.
Quản lý năng lượng
Các thiết bị IoT được triển khai để giám sát và tự động điều khiển việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Hệ thống có thể tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và hệ thống HVAC (Hệ thống Điều hòa không khí, Sưởi ấm và Quạt) theo yêu cầu thời gian thực và điều kiện môi trường.
Quản lý nước
Các cảm biến được triển khai để giám sát chất lượng nước và mức độ tiêu thụ nước. Hệ thống có thể phát hiện rò rỉ nước và điều chỉnh hệ thống cung cấp nước để giảm thiểu lãng phí và bảo vệ nguồn nước.
Quản lý hệ thống an ninh
Hệ thống an ninh thông minh sử dụng camera, cảm biến và hệ thống nhận dạng để giám sát và phát hiện hoạt động đáng ngờ. Dữ liệu từ các thiết bị IoT này giúp cải thiện khả năng phản ứng và giảm thiểu rủi ro an ninh trong đô thị.
Luci – Ứng dụng giải pháp tổng thể IoT trong quản lý đô thị thông minh
Trong thời đại công nghệ 4.0, Internet of Things (IoT) đang trở thành một xu hướng công nghệ quan trọng, tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có đô thị thông minh.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Luci là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và phát triển giải pháp IoT ứng dụng cho đô thị thông minh. Với sứ mệnh “Khơi nguồn cảm hứng cho cuộc sống từ công nghệ”, Luci luôn nỗ lực mang đến những giải pháp công nghệ hiện đại, tiên tiến, góp phần xây dựng những đô thị thông minh, bền vững, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Luci cung cấp giải pháp IoT tổng thể cho nhiều lĩnh vực, trong đó có đô thị thông minh. Giải pháp đô thị thông minh của Luci bao gồm các hệ thống nổi bật như:
Giải pháp quản lý đô thị thông minh (Luci RMS): Tích hợp và quản lý các hệ thống đô thị khác nhau, giúp các cơ quan quản lý đô thị đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.
Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (Luci iBMS): Tự động hóa các hoạt động quản lý tòa nhà, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành.
Giải pháp đèn đường thông minh (Luci Lighting): Giám sát và điều khiển hệ thống đèn đường tự động, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Trung tâm điều hành thông minh (Luci IOC): Tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa.
Giải pháp quản lý tài sản thông minh (Luci AM): Quản lý các tài sản công của đô thị, giúp các cơ quan quản lý đô thị nắm được tình trạng của các tài sản, đưa ra các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.
Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm về các giải pháp đô thị thông minh Luci, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ sau:
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0902 239 589.
- Website: www.luci.vn.
- Email: info@luci.vn