Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị và vai trò không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp

257 lượt xem
Chia sẻ:
Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị và vai trò không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp

Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý tổng thể của doanh nghiệp, đóng góp trực tiếp vào thành công và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống sản xuất. Cùng Luci tìm hiểu thêm về những vai trò quan trọng đó cũng như những công cụ giúp cho việc quản lý bảo trì thiết bị được dễ dàng hơn.

1. Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị là gì?

Quản lý bảo trì (Maintenance Management) là tất cả các hoạt động liên quan đến việc bảo trì tài sản của doanh nghiệp. Bao gồm hoạt động lên kế hoạch, lập lịch kiểm tra, sửa chữa và thay thế các thiết bị định kỳ nhằm đảm bảo cho các thiết bị, máy móc được vận hành ổn định nhất. Quản lý bảo trì có vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp giảm thiểu, ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn và sửa chữa khi thiết bị gặp vấn đề.

Quản lý chất lượng công việc bảo trì là hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp
Quản lý chất lượng công việc bảo trì là hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp

Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị thường bao gồm việc lập kế hoạch bảo trì thiết bị định kỳ, theo dõi hiệu suất và quản lý dữ liệu về bảo trì, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn quy định. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và hiệu quả của môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Hoạt động bảo trì thiết bị cũng có vai trò quan trọng như một đội lính cứu hỏa, luôn dập tắt sự cố trước khi chúng bùng phát tạo ra những thiệt hại lớn.

2. Vai trò của công tác quản lý chất lượng bảo trì thiết bị trong doanh nghiệp

Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị là hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp và nhà máy sản xuất đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất được duy trì, đồng thời nâng cao hiệu suất của hệ thống và cơ sở hạ tầng trong doanh nghiệp. Cùng Luci khám phá những vai trò quan trọng của công tác quản lý chất lượng bảo trì thiết bị đối với doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy hoạt động quản lý được thực hiện tốt hơn.

2.1 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Vai trò thiết thực và quan trọng nhất của quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị đối với doanh nghiệp đầu tiên đó là tiết kiệm chi phí. Một khi xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất, việc ngưng tạm thời thiết bị hay cả dây chuyền sản xuất để khắc phục sự cố khiến các doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều. Theo khảo sát đưa ra, 98% các tổ chức nói rằng một giờ ngừng hoạt động tiêu tốn của họ hơn 100.000 đô la.

Ngoài ra còn chưa tính đến các khoản chi phí khác như thời gian làm việc của công nhân, kế hoạch sản xuất, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài,… Chính vì thế, việc bảo trì đúng cách đúng thời điểm là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tối ưu được nguồn lực tổng thể.

2.2 Giảm các sự cố gián đoạn sản xuất

Gián đoạn sản xuất gây ra nhiều hậu quả nặng nề 
Gián đoạn sản xuất gây ra nhiều hậu quả nặng nề

Hoạt động bảo trì diễn ra định kỳ giúp cho doanh nghiệp tránh được các sự cố gián đoạn tốt nhất có thể. Bởi khi đó máy móc sẽ được kiểm tra kịp thời, bớt đi được những nguy cơ hỏng hóc hoặc các sự cố sẽ được khắc phục ngay từ đầu trước đi đem lại những thiệt hại.

2.3 Kéo dài tuổi thọ của tài sản

Trong môi trường làm việc với cường độ cao như các nhà máy sản xuất, máy móc hầu hết đều chịu áp lực rất lớn để đảm bảo tiến độ và chất lượng sản xuất. Do vậy, việc bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị máy móc định kỳ sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành và khắc phục. Từ đó giúp cho các thiết bị được “khỏe” hơn và kéo dài tuổi thọ, cũng như con người chúng ta được chăm sóc, phòng bệnh hay chữa bệnh khi bị ốm.

2.4 Đảm bảo an toàn trong môi trường lao động

Bên cạnh những lợi ích về mặt thiết bị, quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị đảm bảo cho môi trường làm việc được an toàn. Bởi khi thiết bị máy móc không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, chúng sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm cho người lao động. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó đảm bảo sự an toàn của nhân viên hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn.

2.5 Tăng sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp
Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp nào để lại dấu ấn tốt trong lòng khách hàng cũng có nghĩa là họ đang dần đi đến thành công trên con đường định vị vị thế và phát triển một cách bền vững. Quản lý chất lượng bảo trì tốt giúp cho máy móc hoạt động năng suất, hàng hóa đảm bảo chất lượng, giúp doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy hơn. Từ đó có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng và nâng tầm thương hiệu.

3. Các yếu tố của công việc quản lý bảo trì thiết bị

Quản lý chất lượng công việc bảo trì là một quá trình quản lý chặt chẽ và nghiêm túc liên quan đến nhiều yếu tố để đảm bảo hệ thống và thiết bị của doanh nghiệp hoạt động ổn định. Dưới đây là một số yếu tố chính của quản lý chất lượng bảo trì thiết bị doanh nghiệp cần lưu ý.

3.1 Lập kế hoạch và quản lý công việc

Để quản lý chất lượng công việc bảo trì được thực hiện hiệu quả, cần phân bổ các nguồn lực và công cụ cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa, cũng như để đối phó với các trường hợp khẩn cấp về bảo trì. Bao gồm các đầu việc: 

  • Quản lý các yêu cầu công việc
  • Quản lý đơn hàng công việc
  • Lập kế hoạch bảo trì thường xuyên và phòng ngừa

3.2 Quản lý tài sản

Quản lý chất lượng tài sản là cốt lõi của quản lý chất lượng công việc bảo trì
Quản lý chất lượng tài sản là cốt lõi của quản lý chất lượng công việc bảo trì

Quản lý tài sản là quá trình tiếp cận và quản lý toàn diện tài sản của một công ty trong suốt ba giai đoạn vòng đời riêng biệt của nó.

Mua sắm: Doanh nghiệp xác định nhu cầu đối với một mặt hàng cụ thể, lập kế hoạch, mua và vận hành tài sản.

Vận hành/ bảo trì: Đây là giai đoạn đánh dấu thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Tài sản được sử dụng để tạo ra giá trị và cần được chăm sóc thường xuyên để tránh sự cố có thể làm giảm tuổi thọ. Vòng đời tài sản dài nhất thường bao gồm nhiều công việc bảo trì và sửa chữa.

Xử lý: Đây là giai đoạn chi phí để bảo trì tài sản quá cao, kinh tế của doanh nghiệp không đủ để duy trì hoạt động của tài sản. Khi đó, doanh nghiệp sẽ xem xét mức độ quan trọng của tài sản dựa trên các yếu tố như chi phí thay thế tài sản và mức độ quan trọng để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp để “xử lý” tài sản này. Mặc dù mọi tài sản mà doanh nghiệp sở hữu đều quan trọng, tuy nhiên một số thiết bị sẽ quan trọng hơn những thiết bị khác. 

3.3 Quản lý con người 

Quản lý con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quản lý chất lượng công việc bảo trì. Nhân viên bảo trì của doanh nghiệp sẽ thực hiện mọi thứ và giữ cho các hoạt động trơn tru. Do đó, quy trình bảo trì của doanh nghiệp chỉ tốt khi có những người thực hiện chúng một cách hiệu quả.

Các hoạt động điển hình để quản lý lực lượng kỹ thuật viên bảo trì bao gồm:

  • Thuê và giới thiệu nhân viên bảo trì mới
  • Thiết lập trách nhiệm rõ ràng và hệ thống phân cấp tổ chức
  • Tạo ra các quy trình bắt buộc và hướng dẫn an toàn 
  • Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân khi cần thiết
  • Giữ cho người lao động có trách nhiệm, cũng như động viên,

3.4 Quản lý hàng tồn kho và nhà cung cấp MRO

Quản lý hàng tồn kho là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý bảo trì
Quản lý hàng tồn kho là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý bảo trì

Quản lý hàng tồn kho MRO đề cập đến sản phẩm và công cụ mà một công ty mua để duy trì hoạt động của mình. Ví dụ bao gồm bóng đèn, vật tư làm sạch, dầu bôi trơn, bu lông, đai ốc,…Do những tác động tiêu cực của việc tồn kho quá mức và thiếu hàng, các doanh nghiệp thường phải vật lộn để có được sự cân bằng phù hợp cho hàng tồn kho MRO của họ. Một phần quan trọng của quản lý bảo trì là đảm bảo số kho MRO và tránh gián đoạn công việc do các vấn đề về tính khả dụng của các bộ phận.

Hàng tồn kho đóng một phần quan trọng trong quản lý bảo trì, các nhà cung cấp MRO có khả năng ảnh hưởng đến sự thành công của quy trình bảo trì của doanh nghiệp. 

Các hoạt động tiêu biểu của quá trình này bao gồm: 

  • Theo dõi việc sử dụng mặt hàng (kiểm soát hàng tồn kho)
  • Đưa ra dự báo hàng tồn kho
  • Thương lượng giá mặt hàng
  • Thảo luận về những thay đổi và vấn đề
  • Theo dõi và quản lý chi phí hàng tồn khi cho từng nhà cung cấp 

3.5 Quản lý nhà thầu

Các hoạt động điển hình xoay quanh việc quản lý các nhà thầu bảo trì bao gồm:

  • Tìm nhà thầu cho các nhiệm vụ bảo trì chuyên biệt 
  • Đàm phán hợp đồng bảo trì
  • Gửi yêu cầu công việc và theo dõi tuân thủ / hiệu suất 
  • Trao đổi những thay đổi và vấn đề
  • Theo dõi chi phí liên quan đến từng nhà thầu 

3.6 Quản lý ngân sách

Quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị trong doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu suất và tính sẵn sàng của thiết bị, đồng thời cũng làm tăng thêm chi phí vận hành. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa hai yếu tố này. Bằng cách thu thập, theo dõi và phân tích tổng chi phí, các nhà quản lý bảo trì có thể hiểu rõ hơn, cải thiện ngân sách và điều chỉnh các hoạt động của họ phù hợp hơn với các dự báo tài chính của doanh nghiệp.

Các hoạt động bao gồm:

  • Quản lý ngân sách bảo trì
  • Phân bổ ngân sách cho các hoạt động bảo trì cụ thể
  • Tìm kiếm các lĩnh vực để cắt giảm chi phí và tạo ra các quy trình hiệu quả hơn về chi phí
  • Tạo báo cáo
  • Theo dõi tổng chi phí bảo trì

4. Các loại hình bảo trì thiết bị hiện nay

Các loại hình bảo trì thiết bị phổ biến hiện nay
Các loại hình bảo trì thiết bị phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại hình bảo trì khác nhau được áp dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức để duy trì và nâng cao hiệu suất của hệ thống và thiết bị. Các loại hình bảo trì có thể được kết hợp hoặc tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng hệ thống và doanh nghiệp. Điều này thường phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của thiết bị, môi trường hoạt động, mục tiêu, chi phí và hiệu suất.

4.1 Bảo trì sửa chữa (Corrective Maintenance)

Bảo trì sửa chữa là một loại mô hình bảo trì bị động, không được chuẩn bị trước mà chỉ được thực hiện khi máy móc đã hư hỏng. Có nghĩa là các thiết bị máy móc sẽ được sử dụng cho tới khi hỏng hóc mới thực hiện bảo trì và sửa chữa. Thường hình thức bảo trì này sẽ sử dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ, những thiết bị máy móc rẻ, dễ thay thế, có tính quan trọng thấp,…

Với những ưu điểm như có thể tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy móc, không cần lên kế hoạch bảo trì, giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu của công tác quản lý chất lượng công việc bảo trì. Tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng mô hình bảo trì sửa chữa lại làm cho quá trình sản xuất thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo, chi phí khi cần sửa chữa cao hoặc có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.

4.2 Bảo trì bảo dưỡng (Preventive Maintenance)

Bảo trì bảo dưỡng hay bảo trì phòng ngừa (Preventive Maintenance) là hoạt động bảo trì định kỳ được lên kế hoạch thực hiện một cách chủ động để đảm bảo không xảy ra hư hại và giảm thiểu hậu quả của sự cố máy hỏng hóc. Để thực hiện bảo trì bảo dưỡng hiệu quả, các kỹ thuật viên phải dựa theo thông số kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng để lên kế hoạch bảo trì và thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định. Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, áp dụng trong các xí nghiệp có bộ phận bảo trì.

Bảo trì phòng ngừa mang đến những ưu điểm quan trọng:

  • Kéo dài “tuổi thọ” của thiết bị
  • Gia tăng hiệu quả làm việc của máy móc
  • Giảm thiểu thời gian chết máy
  • Giảm chi phí khắc phục (khi có sự cố)
  • Cải thiện mức độ an toàn cho người lao động

Bên cạnh để để đảm bảo hệ thống bảo trì này được thực hiện trơn tru, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư hơn trong quản lý chất lượng công việc bảo trì về chi phí, con người bởi trong một số trường hợp phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế, hay đôi khi vẫn có trường hợp máy móc hỏng trước thời hạn bảo trì.

4.3 Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance)

Bảo trì dự đoán là quá trình giám sát tình trạng thực tế của thiết bị để dự đoán khi nào sẽ xảy ra hỏng hóc và tiến hành bảo trì máy trước khi sự cố xảy ra. Bảo trì dự đoán, bắt nguồn từ phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, cụ thể là công nghệ Internet of Things để thu thập và phân tích để theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc trong thời gian thực, hệ thống điều hành sản xuất – MES. Với những thông tin thực tế thu được theo thời gian thực sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc bất thường để các quản lý bảo trì có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Bảo trì dự đoán được thực hiện bằng các phương pháp:

  • Phân tích độ rung
  • Tạo ảnh nhiệt
  • Phân tích sóng âm
  • Phân tích dầu

Bảo trì dự đoán với việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình phân tích mang đến những ưu điểm quan trọng:

  • Tăng tuổi thọ của thiết bị qua việc theo dõi tình trạng bất thường và phát hiện các lỗi
  • Giảm ngừng máy
  • Tối ưu hóa vận hành
  • Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa
  • Giảm thiểu chi phí cho trang thiết bị mới

Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu mới có thể phân tích và giải thích chính xác tình trạng của dữ liệu giám sát. Nhân viên phải được đào tạo tốt, phải có kinh nghiệm, bao gồm cả về công nghệ thông tin và thiết bị máy móc. So với bảo trì dự phòng, việc áp dụng các kỹ thuật giám sát có thể khá tốn kém ở giai đoạn đầu

4.4 Bảo trì dựa trên điều kiện (Condition Based Maintenance)

Bảo trì dựa trên điều kiện là phương pháp bảo trì trong đó các hoạt động bảo trì được thực hiện dựa trên việc theo dõi và đánh giá trạng thái hoạt động của các thiết bị. Phương pháp sử dụng các thông số đo lường như nhiệt độ, áp suất, rung động, dầu mỡ, hoặc mức độ mài mòn. Các thiết bị sẽ được quy định có một loạt các điều kiện được xem là hoạt động bình thường, ngoài phạm vi được xem là bất thường.

Chi phí tổng thể của việc bảo trì theo điều kiện khá thấp. Tuy nhiên loại hình này vẫn dựa trên việc lên kế hoạch và lịch trình, chỉ bắt đầu thực hiện khi người quản lý xác định các sự cố được xác định trong phạm vi. Do đó, phương pháp bảo trì này tồn tại một số nhược điểm như cần nhân viên có kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật cao để xử lý & phân tích dữ liệu, khó dự đoán khi nào cần bảo trì, có thể yêu cầu sử dụng ngân sách khẩn cấp. Đặc biệt bảo trì CBM rất khó để phát hiện các Độ bền mỏi (Fatigue failure).

4.5 Bảo trì xác định trước (Predetermined maintenance)

Bảo trì xác định trước được thực hiện dựa trên các thử nghiệm và dữ liệu thu thập được. Cụ thể, phương pháp bảo trì xác định trước sử dụng các quy tắc và đề xuất do nhà sản xuất (nhà cung cấp) thiết bị máy móc ban đầu đề xuất, thay vì dựa vào kế hoạch bảo trì thiết lập sau. Thông thường, khi thiết bị được mua lần đầu tiên, nhà sản xuất sẽ cung cấp các số liệu thống kê, dữ liệu tuổi thọ trung bình của cả hệ thống và các bộ phận khác nhau, đề xuất tần suất các bộ phận nên được kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế.

Phương pháp bảo trì này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực để lên kế hoạch quản lý chất lượng công việc bảo trì. Doanh nghiệp có thể không cần duy trì các đội bảo trì bảo dưỡng mà có thể thực hiện thuê ngoài bảo trì khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, những thông tin này dựa trên các dữ liệu và thử nghiệm ước tính, vì vậy không phải lúc nào nó cũng khớp chính xác đối với yêu cầu của tổ chức.

4.6 Bảo trì khẩn cấp (Emergency Maintenance)

Bảo trì khẩn cấp còn được gọi là bảo trì sự cố (Breakdown Maintenance) là bảo trì cần thiết khi một tài sản hay thiết bị bị hỏng hóc hoặc thay đổi tình trạng bất ngờ dẫn đến rủi ro cho việc vận hành thiết bị hoặc có thể gây ra downtime (thời gian chết) nghiêm trọng cho sản xuất.

Nhìn chung, lợi ích của việc bảo trì phản ứng / không kế hoạch có thể kể đến như:

  • Giảm chi phí bảo trì hàng tháng.
  • Giảm thời gian quản lý bảo trì.
  • Tập trung vào các yếu tố không quan trọng.
  • Quy trình bảo trì đơn giản hơn

Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp bảo trì bị động, do đó tiềm ẩn những rủi ro như: thiết bị hỏng dẫn tới thời gian chết trong sản xuất, làm trì trệ các hoạt động trong nhà máy  từ đó giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Chi phí để khắc phục sự cố cũng không hề nhỏ (bao gồm chi phí vận chuyển phụ tùng, thuê bảo trì, sự chậm trễ đơn hàng,…) Ngoài ra, một khi xảy ra các sự cố hỏng hóc cũng đồng nghĩa với việc thiết bị phải chạy trong tình trạng kém tối ưu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của thiết bị.

5. Một số công cụ quản lý bảo trì thiết bị hiệu quả

Các công cụ quản lý bảo trì hiệu quả
Các công cụ quản lý bảo trì hiệu quả

Công nghệ 4.0 đã mang đến nhiều ứng dụng làm thay đổi cách làm việc của chúng ta. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo trì cũng đem đến những lợi ích đột phá, với nhiều hệ thống công cụ quản lý bảo trì được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.

5.1 Hệ thống CMMS (Computerized Maintenance Management System)

CMMS (Computerized Maintenance Management System) là một trong những công cụ quản lý chất lượng công việc bảo trì thiết bị phổ biến hiện nay. Phần mềm CMMS giúp nhóm bảo trì theo dõi toàn bộ tài sản mà họ đang quản lý, lên kế hoạch và giám sát các nhiệm vụ bảo trì, lưu lại lịch sử công việc bảo trì.

Phần mềm quản lý bảo trì CMMS thường được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, cơ sở vật chất tòa nhà, công ty vận tải, ngành giao thông vận tải… với rất nhiều thiết bị, máy móc và tài sản cần có kế hoạch bảo trì thường xuyên.

5.2 Hệ thống EAM (Enterprise Asset Management)

Các doanh nghiệp lớn thường có số lượng tài sản giá trị rất lớn và cần được quản lý chặt chẽ. Hệ thống quản lý EAM (Enterprise Asset Management) bao gồm một tập hợp các quy trình và công cụ, cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý tài sản của mình trong suốt vòng đời của tài sản, từ  mua sắm, lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa, tháo gỡ, thanh lý. Từ đó giúp các doanh nghiệp kiểm soát được số lượng tài sản khổng lồ mà vẫn duy trì được hiệu suất sản xuất, dịch vụ hoạt động tốt nhất.

EAM toàn diện thường cung cấp nhiều chức năng và tiện ích bao gồm:

  • Hệ thống quản lý hàng tồn
  • Hệ thống quản lý tài liệu và tin tức
  • Công cụ quản lý trang web
  • Hệ thống quản lý mua hàng
  • Hệ thống kế toán và quản lý tài chính
  • Hệ thống quản lý dự án
  • Các công cụ quản lý hiệu suất
  • Công cụ quản lý lao động
  • Quản lý hợp đồng dịch vụ

5.3 Hệ thống giám sát và đánh giá (Monitoring and Evaluation Systems)

Hệ thống giám sát và đánh giá là một trong những công cụ quản lý bảo trì thiết bị hiệu quả. Hệ thống giám sát thời gian thực giúp theo dõi hiệu suất của thiết bị và cảnh báo về các vấn đề sớm, bao gồm các công cụ như hệ thống giám sát trực tuyến (online monitoring) và hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition).

Nói chung, quản lý bảo trì máy móc và thiết bị là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong môi trường công nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành sản xuất được trơn tru, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững cho mọi doanh nghiệp. Hiểu rõ tầm quan trọng của bảo trì và thực hiện quản lý chất lượng công việc bảo trì một cách thông minh, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ đang làm việc ở mức tối đa hiệu suất trong một môi trường công nghiệp đầy cạnh tranh.

5.4 Quản lý chất lượng công việc bảo trì ứng dụng giải pháp IoT của Luci

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý chất lượng công việc bảo trì không còn xa lạ trong thời đại số. Phương pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác quản lý mà còn nâng cao chất lượng quản lý gấp nhiều lần. Trong đó, Luci iBMSLuci Asset Management là những giải pháp công nghệ ứng dụng IoT (Internet of Things) đi đầu trong lĩnh vực quản lý bảo trì thiết bị và tài sản trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất. 

Luci iBMS nhận giải thưởng thành phố thông minh 2023
Luci iBMS nhận giải thưởng thành phố thông minh 2023

Quản lý tòa nhà thông minh Luci iBMS xuất sắc nhận được giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2023 cho lĩnh vực Giải pháp/thiết bị cho nhà/tòa nhà/khu đô thị thông minh – Giải thưởng uy tín do hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) bình chọn.

Quản lý đô thị thông minh ứng dụng giải pháp IoT của Luci
Quản lý đô thị thông minh ứng dụng giải pháp IoT của Luci

Công ty cổ phần Luci là đơn vị đi đầu cung cấp những giải pháp IoT (Internet of Things) quản lý khu đô thị và thành phố thông minh với nhiều dự án lớn trên khắp cả nước. Các giải pháp của Luci gồm có:

Giải pháp quản lý đô thị thông minh (Luci RMS): Giải pháp tích hợp và quản lý các hệ thống đô thị khác nhau, giúp các cơ quan quản lý đô thị đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.

Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (Luci iBMS): Tự động hóa các hoạt động quản lý tòa nhà, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành.

Giải pháp đèn đường thông minh (Luci Lighting): Giám sát và điều khiển hệ thống đèn đường tự động, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

Trung tâm điều hành thông minh (Luci IOC): Tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa.

Giải pháp quản lý tài sản thông minh (Luci AM): Quản lý các tài sản công của đô thị một cách toàn diện với công nghệ bảo mật cao, giúp các cơ quan quản lý đô thị nắm được tình trạng của các tài sản, đưa ra các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.

Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm về các giải pháp đô thị thông minh Luci, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ sau:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0888 729 119.

Website: www.luci.vn.

Email: info@luci.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục