Tìm hiểu về trạm biến áp

449 lượt xem
Chia sẻ:
Tìm hiểu về trạm biến áp
Tìm hiểu về trạm biến áp
Tìm hiểu về trạm biến áp

Chúng ta thường hay bắt gặp các trạm biến áp trên đường đi được đặt ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trạm biến áp là gì? Công suất bao nhiêu và có các loại trạm biến áp nào? Hãy cùng Luci đi tìm hiểu kỹ hơn về trạm biến áp qua bài viết dưới đây.

Trạm biến áp là gì?

Trạm biến áp hay còn được gọi là trạm biến thế. Trạm biến áp là nơi lắp đặt máy biến áp và các  máy móc, thiết bị phân phối điện. Với nhiệm vụ truyền tải điện năng tới các vị trí khác nhau trong phạm vi khu vực lắp đặt.

Trạm biến áp được lắp đặt để tạo thành một hệ thống điện hoàn chỉnh cung cấp điện sử dụng với các mục đích khác nhau.

>> Xem thêm: Luci Building Phần mềm quản lý tòa nhà chung cư, khu đô thị thông minh

Công suất trạm biến áp là bao nhiêu?

Các loại công suất trạm biến áp thường được sử dụng như: 50, 75, 100, 160, 250, 400, 500, 630, 750, 800, 1000, 1250, 1500, 1800, 2000, 2500 kVA.

Với công suất trạm biến áp truyền tải càng lớn, quy mô càng lớn và được phân ra làm 4 cấp điện chính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cấp điện áp dưới 6kV là gì? Điện cao áp là gì?

  • Cấp điện áp dưới 6kV được gọi là hạ áp bao gồm: 0.4 kV, 0.2 kV và các điện áp nhỏ hơn 1 kV
  • Trung áp là mức điện áp có công suất 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV
  • Điện cao áp có mức công suất bao gồm: 66kV, 110kV, 220kV, 500kV
  • Siêu cao áp là mức có công suất lớn hơn 500kV

Các loại trạm biến áp thường dùng

Trạm biến áp ngoài trời

Trạm biến áp ngoài trời
Trạm biến áp ngoài trời

Trạm biến áp ngoài trời được lắp đặt bởi các máy móc, thiết bị có công suất lớn. Khi lắp đặt máy biến áp ngoài trời cần một không gian rộng. Vì vậy sẽ gây mất mỹ quan nếu lắp đặt tại các khu đô thị chật hẹp. Do đó, trạm biến áp ngoài trời thường được lắp đặt tại các nhà máy, xí nghiệp có công suất lớn. Trạm biến áp này được phân chia thành ba loại: trạm treo, trạm giàn, trạm nền.

  • Trạm treo: Đây là trạm mà toàn bộ các thiết bị, máy biến áp đều được treo cột trên cao. Trạm này hay được lắp đặt tại nơi công cộng để tiết kiệm không gian.
  • Trạm giàn: Toàn bộ các thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các giá đỡ ở giữa hai cột điện. Trạm giàn thường được cung cấp điện cho các khu cư dân hay các phân xưởng
  • Trạm nền: Trạm nền được lắp đặt tại các khu vực có không gian rộng và được đặt trên nền bê tông. Với trạm nền này thường được cung cấp điện cho nhà ở hay các khu dân cư.

Mỗi loại trạm điều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy bạn phải tính toán kỹ lưỡng trước khi lắp đặt và lựa chọn loại trạm phù hợp.

Trạm biến áp trong nhà

Trạm biến áp trong nhà
Trạm biến áp trong nhà

Đây là trạm biến áp được nhiều người lựa chọn và sử dụng hiện nay. Bởi chúng giảm giá thành, tối ưu hoá các nguyên vật liệu và an toàn cho người sử dụng. Trạm biến áp trong nhà có 3 loại bao gồm:

  • Trạm kín: Đây là loại trạm mà các thiết bị, máy biến áp điện được lắp đặt trong nhà. Trạm kín thường được phân thành 2 loại là trạm công cộng và trạm khách hàng.
  • Trạm trọn bộ: Các cấu trúc mạng của trạm được nối nguồn kiểu vòng. Trạm toàn bộ có sức chịu va đập tốt và không bị ảnh hưởng của thời tiết.
  • Trạm Gis: Các thiết bị phân phối của trạm được cách điện bằng khí SF6. Đặc điểm của trạm này là tốn diện tích rất nhỏ so với trạm ngoài trời.

Lưu ý khi thi công trạm biến áp

Khi thi công trạm biến áp bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lưu ý khi thi công trạm biến áp
Lưu ý khi thi công trạm biến áp
  • Kiểm tra các thiết bị lắp đặt đầy đủ, đồ bảo hộ cho thợ điện, vị trí đặt trạm và xác định số lượng biến áp.
  • Xác định toàn bộ nguồn điện đã được tắt trước khi thi công để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Trên trạm biến áp ghi rõ điện áp và công suất của máy biến áp.
  • Không gian lắp trạm biến áp thông thoáng không có các sản phẩm dễ cháy nổ.
  • Có nhiều lỗ thông hơi và luồn cáp vào khu vực để vệ sinh định kỳ sao cho trạm biến áp hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời ngăn ngừa các con vật chui vào cắn dây và các thiết bị điện bên trong.

Với những thông tin hữu ích ở trên phần nào đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về trạm biến áp. Bên cạnh đó bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia cơ điện trước khi thi công để đảm bảo an toàn và nguồn cung cấp điện năng đầy đủ, hiệu quả.

Nếu bạn đang quan tâm tới thiết kế tòa nhà thông minh, phần mềm quản lý tòa nhà, hãy tham khảo Luci iBMS 4.0. Giải pháp quản lý cơ điện tòa nhà Luci iBMS 4.0 sở hữu những tính năng ưu việt như:

  • Tự động phát các tín hiệu cảnh báo khi có sự cố như: cháy, nổ…
  • Can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ các hệ thống cơ – điện của tòa nhà.
  • Quản lý và kiểm soát toàn bộ an ninh trong và ngoài tòa nhà.
  • Can thiệp và tự động hóa điều khiển toàn bộ các hệ thống tiêu thụ năng lượng đến từng vị trí, từng khu vực.
  • Đưa ra các báo cáo định kỳ theo yêu cầu hoạt động.

Hãy liên hệ với Luci để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, giải đáp các thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả từ chuyên gia

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục