Quy trình kiểm định thang máy

40 lượt xem
Chia sẻ:
Quy trình kiểm định thang máy
Quy trình kiểm định thang máy
Quy trình kiểm định thang máy

Tháng máy là một trong những thiết bị có yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về mặt an toàn trong mỗi tòa nhà. Bởi vậy, khi công ty thang máy tiến hành lắp đặt và chạy thử thì thang máy cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép an toàn mới có thể sử dụng.

Vậy, quy trình kiểm định thang máy như thế nào? Bài viết dưới đây Luci sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho bạn.

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy hay có cách gọi khác là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Hoạt động này là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực kiểm định thang máy, người ta chia thang máy ra làm các loại:

  • Kiểm định thang máy điện
  • Thang máy thủy lực
  • Kiểm định thang máy chở hàng
  • Thang máy điện không có phòng máy

Quy trình kiểm định thang máy

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy

Trước khi kiểm tra thang máy, kiểm định viên cần xem xét các hồ sơ sau:

  • Hồ sơ chế tạo hay lý lịch thang máy, các bản vẽ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thang máy.
  • Hồ sơ lắp đặt, hoàn công
  • Những biên bản và phiếu kết quả của lần kiểm định trước
  • Các hồ sơ về thay thế cũng như sửa chữa thang máy trước đó, nhật ký vận hành, bảo trì thang máy.
  • Hướng dẫn vận hành, xử lý các sự cố thang máy gặp phải.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật thang máy
Kiểm tra kỹ thuật thang máy
  • Kiểm định viên cần xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận so với hồ sơ chế tạo
  • Cần kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang cửa thang puly, cáp và đối trọng,…
  • Cần kiểm tra hệ thống thủy lực (nếu kiểm định thang máy thủy lực)
  • Đo điện trở nối đất.

Bước 3: Thử nghiệm

Kiểm định viên chỉ thực hiện bước 3 khi các bước kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu.

  • Thử không tải: Kiểm định viên vận hành thang máy ở chế độ không tải để có thể kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
  • Thử thang máy đối với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức hoặc 125% tải trọng định mức.

Kiểm định viên cần đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn và bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy

  • Kiểm định viên phải lập biên bản kiểm định thang máy theo đúng mẫu quy định
  • Cần lập biên bản kiến nghị, khắc phục thang máy (nếu có)
  • Phải dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quản kiểm định nếu quá trình kiểm định thang máy đạt yêu cầu.

Thời hạn và quy định về kiểm định thang máy

Thời hạn kiểm định thang máy

Phụ thuộc vào thời gian sử dụng của thang máy mà có các thời hạn kiểm định khác nhau:

  • Thời điểm kiểm định thang máy
  • Kiểm định thang máy lần đầu sau khi lắp đặt (trước khi đưa vào sử dụng)
  • Kiểm định định kỳ trong suốt thời gian sử dụng
  • Chế độ kiểm định bất thường khi có những thay đổi, sửa chữa.
  • Thời hạn kiểm định định kỳ
Thời gian sử dụng thang máyThời hạn kiểm định thang máy định kỳ
Dưới 10 năm3 năm
Trên 10 năm2 năm
Trên 20 năm1 năm

Quy định về kiểm định thang máy

Quy định về kiểm định thang máy
Quy định về kiểm định thang máy
  • Thang máy cần kiểm định phải thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm định và được nêu rõ trong thông tư số 53/2016/TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ lao động – thương binh và xã hội “Ban hành các danh mục thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
  • Quy trình hay các bước kiểm định: cần thực hiện theo đúng quy định số 21/2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo thông tư 54/2016-TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ lao động

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình kiểm định thang máy mà  Luci muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về kiểm định thang máy.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về một giải pháp quản lý cơ điện tòa nhà thông minh, hãy liên hệ Luci để được tư vấn kỹ hơn về LUCI iBMS 4.0 – Giải pháp quản lý cơ điện tòa nhà.

iBMS 4.0 có những tính năng nổi bật sau đây:

  • Tự động phát ra những tín hiệu cảnh báo khi có sự cố tại tòa nhà (cháy, nổ…)
  • Can thiệp và điều khiển tự động các hệ thống cơ – điện của tòa nhà
  • Quản lý và kiểm soát an ninh trong, ngoài tòa nhà
  • Can thiệp và tự động hóa điều khiển các hệ thống tiêu thụ năng lượng tại vị trí, từng khu vực
  • Đưa ra những báo cáo định kỳ theo yêu cầu hoạt động của khách hàng

Hãy liên lạc tới Luci để nhận được tư vấn giải pháp từ chuyên gia.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục