Quy định pháp luật đầy đủ nhất về sổ hồng chung cư người mua nhà cần biết

168 lượt xem
Chia sẻ:
Quy định pháp luật đầy đủ nhất về sổ hồng chung cư người mua nhà cần biết
Quy định pháp luật đầy đủ nhất về sổ hồng chung cư người mua nhà cần biết
Quy định pháp luật đầy đủ nhất về sổ hồng chung cư người mua nhà cần biết

Pháp lý của nhà chung cư luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Một trong những quy định quan trọng nhất chính là bàn giao sổ hồng chung cư – giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà chung cư, quyền lợi bảo đảm các quyền về sang nhượng, mua bán chung cư của chủ nhân.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến sổ hồng chung cư cũng như các câu hỏi khác liên quan đến hồ sơ, thời gian làm việc,…

Sổ hồng chung cư là gì?

Sổ hồng chung cư còn có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” do Bộ Xây dựng cấp cho cá nhân sở hữu chung cư. Theo quy định của điều 11 Luật Nhà ở năm 2005, tài liệu này có bìa hồng, bao gồm 4 mặt. Trong đó, mỗi mặt ghi các thông tin như sau:

Mặt 1: Tên sổ, thông tin chủ sở hữu căn hộ chung cư

Mặt 2: Thông tin chi tiết của căn hộ (vị trí, diện tích, số hiệu căn tầng,…

Mặt 3: Sơ đồ vị trí của căn hộ chung cư

Mặt 4: Nội dung thay đổi và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Như vậy, để trả lời câu hỏi chung cư có sổ đỏ không hoặc chung cư có được cấp sổ đỏ không thì có thể nói sổ hồng chính là sổ đỏ chung cư. Ngoài ra, câu hỏi chung cư mini có sổ đỏ không cũng sẽ được giải đáp bằng giấy chứng nhận này. 

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng chung cư và sổ đỏ

Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn sổ hồng chung cư và sổ đỏ. Tuy nhiên, hai loại giấy này có nhiều điểm khác nhau về hình thức, tính chất, mục đích cũng như các thủ tục liên quan.

Cụ thể, sổ đỏ có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003. 

Trong khi đó, sổ hồng chung cư do Bộ Xây dựng ban hành theo điều 11 Luật Nhà đất năm 2005, có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Giấy này được cấp cho chủ sở hữu đất với hai mục đích rõ ràng:

  • Nếu chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc là chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Nếu chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Ngoài ra, về hình thức, sổ đỏ có bìa màu đỏ còn sổ hồng chung cư có bìa hồng nhạt. Bên cạnh đó, thủ tục, phí làm sổ hồng chung cư cũng có sự khác biệt so với sổ đỏ thông thường.

Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2009 đã thống nhất gọi 2 loại giấy này bằng tên chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Mặc dù vậy, các loại giấy được cấp trước năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không cần phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Quy trình thủ tục làm sổ hồng chung cư

Để sở hữu sổ hồng chung cư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà ở cần phải thực hiện theo quy trình được quy định rõ trong luật hiện hành với các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chủ đầu tư/chủ sở hữu nhà cần hoàn thiện bộ hồ sơ theo thủ tục làm sổ đỏ nhà chung cư theo khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Trong đó bao gồm Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK, Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.

Bộ hồ sơ này có thể mua tại văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh hoặc tải xuống trên các trang thông tin về thủ tục làm sổ hồng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ làm sổ đỏ chung cư đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành bước tiếp theo. Ngược lại, nếu hồ sơ còn thiếu hoặc có các giấy tờ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, xử lý trong tối đa 3 ngày làm việc.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Quá trình này sẽ bao gồm các nhiệm vụ như sau:

  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ trong bộ hồ sơ
  • Xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) thông qua cơ quan thuế địa phương
  • Cập nhật thông tin của người nộp vào hồ sơ địa chính
  • Hoàn thiện hồ sơ để trình cấp cao hơn phê duyệt
  • Thông báo cho chủ đầu tư dự án chỉnh lý, bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai

Bước 4: Trao sổ hồng

Thời gian cấp sổ hồng chung cư là không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm hồ sơ được phê duyệt.

Lý do người mua nhà chung cư đã nhiều năm nhưng chưa được cấp sổ hồng?

Mặc dù quy định về cấp sổ hồng chung cư rất rõ ràng, tuy nhiên, vẫn có trường hợp người mua nhà chung cư nhiều năm nhưng chưa được cấp sổ hồng vì một số nguyên nhân như sau:

  • Chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính
  • Chủ đầu tư thế chấp tài sản tại ngân hàng trước khi xin cấp sổ hồng
  • Chủ đầu tư chậm hoàn công
  • Có yếu tố trái phép khi xây dựng chung cư
  • Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý
  • Thủ tục mất nhiều thời gian

Những rủi ro pháp lý khi mua chung cư chưa có sổ hồng

Có một vấn đề hiện nay là nhiều người băn khoăn có nên mua chung cư chưa có sổ hồng không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhà đất, khi chọn phương án này, người mua sẽ phải đối mặt với những rủi ro như sau:

Khó sang nhượng, mua bán: 

Hiện nay, pháp luật chưa bảo hộ cho hình thức mua bán chung cư chưa có sổ hồng, vì vậy, bên mua rất dễ gặp phải tình huống như tranh chấp về quyền sở hữu, thậm chí mất trắng khoản tiền vì mua nhà không giấy tờ.

Không thể làm sổ hồng chung cư

Trong trường hợp Hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng đất bị chấm dứt hiệu lực do bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, hoặc bị Tòa án tuyên hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự thì người mua căn hộ có khả năng cao không thể làm được sổ hồng.

Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền luôn khuyến khích người mua lựa chọn mua chung cư có sổ hồng để tránh các rủi ro này. Ngoài ra, nếu chưa nắm được thông tin về sổ hồng chung cư có thời hạn không thì người mua cũng nên tham khảo kỹ để tránh bị mắc lừa.

Quy định về thủ tục sang tên nhà chung cư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu sang tên nhà chung cư sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ thủ tục sang tên sổ đỏ chung cư bao gồm: Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK; Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Hợp đồng mua bán đã được công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi hoàn thiện hồ sơ sang tên sổ hồng chung cư, người có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ tại các UBND cấp xã hoặc văn phòng quản lý đất đai có thẩm quyền. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, hồ sơ sẽ được tiến hành xử lý.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Tại bước này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ sang tên sổ hồng chung cư. Trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành và không có dấu hiệu trái phép, hồ sơ sẽ được đưa lên cấp cao hơn phê duyệt.

Bước 4: Thông báo kết quả

Không quá 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo kết quả sang tên sổ hồng chung cư đến người nộp hồ sơ.

Như vậy có thể thấy, sổ hồng chung cư là giấy tờ quan trọng đảm bảo quyền lợi pháp lý của người sở hữu căn hộ chung cư. Do đó, khi lựa chọn dự án, người mua nên cân nhắc kỹ lưỡng về tính hợp pháp, thời gian được cấp sổ hồng chung cư cũng như nắm được thủ tục mua nhà chung cư đã có sổ đỏ để không gặp các rủi ro đáng có khác.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Đô thị thông minh tại Việt Nam, Luci hân hạnh mang đến các giải pháp về nhà ở, đô thị cho khách hàng để hướng đến cuộc sống tiện nghi hoàn hảo nhất. Vui lòng liên hệ Luci theo thông tin như sau để được hỗ trợ tốt nhất:

Phone: 0902.239.589

Email: info@luci.vn

Trụ sở Hà Nội: Tầng 6, Zen Tower, 12 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 5, số 26 đường C18, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục