Trong sự phát triển của làn sóng số, công nghệ thực tế tăng cường AR và thực tế ảo VR là hai khái niệm đang dần trở nên quen thuộc. AR tích hợp những thông tin ảo vào không gian sống của chúng ta, còn VR đưa người dùng vào một không gian hoàn toàn tưởng tượng, hoàn toàn tách biệt với thực tế. Bài viết này của Luci sẽ giúp bạn khám phá công nghệ AR là gì, đồng thời phân tích sự khác biệt giữa AR và VR thông qua những ví dụ thực tế và dễ hiểu.
1. Công nghệ AR (Augmented Reality) là gì?
Thực tế tăng cường AR (Augmented Reality) là một công nghệ cho phép người dùng nhìn thấy thế giới thực được bổ sung bởi các lớp thông tin kỹ thuật số hoặc đồ họa được tạo ra bởi máy tính. Thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, hoặc kính thông minh, AR chồng lên môi trường xung quanh các yếu tố ảo như âm nhạc, hình ảnh, video, hoặc dữ liệu để tạo ra một trải nghiệm tương tác và thực tế hơn. Hiểu rõ công nghệ thực tế tăng cường AR là gì, người dùng có thể trải nghiệm giao tiếp trực tiếp với môi trường vật lý xung quanh theo cách độc đáo và thú vị hơn.
2. Công nghệ VR (Virtual Reality) là gì?
Khác với AR, công nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality) là công nghệ mô phỏng một môi trường giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác.
Về mặt khái niệm, có thể phân biệt công nghệ AR là gì và VR là gì thông qua môi trường mà các công nghệ tạo ra, AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong còn VR sẽ sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo.
3. Phân biệt thực tế tăng cường AR và thực tế ảo VR dựa trên ứng dụng thực tế
Để có thể phân biệt hai loại công nghệ thực tế tăng cường AR và thực tế ảo VR, hãy cùng Luci theo dõi những ví dụ thực tế dưới đây.
3.1 Thực tế tăng cường AR hòa quyện thế giới thực và ảo
Công nghệ thực tế tăng cường Augmented Reality với tính năng hoà quyện thế giới thực và ảo sẽ giúp con người tạo nên môi trường “2 trong 1” mà không tốn quá nhiều chi phí. Mục đích làm gia tăng trải nghiệm ngoài đời bằng những thông tin ảo. Hiện nay, công nghệ thực tế tăng cường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Ví dụ, công nghệ AR rất hữu dụng trong việc giúp khách hàng lựa chọn mẫu xe ưng ý. Nếu như khách hàng đang phân vân và không biết nên chọn màu xe ô tô phù hợp. Khách hàng có thể sử dụng thiết bị AR để trải nghiệm, khi đó có thể lấy một chiếc xe ô tô ngoài đời làm tiêu chuẩn rồi phủ lên lớp sơn khác để có cái nhìn khách quan hơn.
Hay một ví dụ khác về công nghệ AR vô cùng nổi tiếng không thể không kể đến, đó là game Pokemon Go gây sốt một thời. Đây là một tựa game thực tế ảo nhưng tọa độ của người chơi và bản đồ trong game đều được căn cứ vào thực tế để xây dựng. Công nghệ AR cho phép lồng ghép thông tin ảo vào trong thực tế và ngược lại. Điều đặc biệt của công nghệ AR là gì, đó là người dùng có thể tương tác “chạm” vào những nội dung số có trong thực tế.
Công nghệ AR còn được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật. Tại buổi triển lãm nghệ thuật AR TRICK ART tại thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt – Hàn, du khách không chỉ được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật mà còn có thể tương tác trực tiếp với hiện vật thông qua công nghệ AR.
3.2 Thực tế ảo VR mở ra một thế giới ảo tách biệt với hiện thực
Những ví dụ thực tế trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ AR là gì. Còn công nghệ VR là gì, được ứng dụng như thế nào trong thực tế cuộc sống của chúng ta?
Khác với công nghệ AR, công nghệ thực tế ảo VR với lợi thế tách biệt không gian thực và ảo sẽ mang người dùng đến với thế giới hoàn toàn mới. Từ đây, các nhà sản xuất không chỉ dễ dàng chinh phục mà còn khiến người dùng thực hiện theo những gì mà mình lập trình sẵn và mong muốn họ thấy được. Công nghệ VR có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực giải trí, y tế, du lịch…
Trong thời đại số, ngành chăm sóc sức khỏe cũng tận dụng và tối ưu những cơ hội từ công nghệ, sử dụng các giải pháp ngày một tiên tiến để đem tới hiệu quả chăm sóc ngày một tốt hơn. Công nghệ VR có thể được sử dụng trong việc giảm đau, điều trị tâm lý, khắc phục nỗi sợ hãi như sợ độ cao, sợ động vật, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng sau song chấn.
Những tiến bộ của công nghệ VR cho ngành du lịch đã cho phép mọi người kiểm tra các kỳ nghỉ trước khi ra quyết định trong thời kỳ hậu Covid. Thomas Cook đã ra mắt trải nghiệm VR ‘Thử trước khi bay’ vào năm 2015, trong đó những người đi nghỉ tiềm năng có thể ghé thăm các cửa hàng ở các địa điểm khác nhau để trải nghiệm kỳ nghỉ thông qua công nghệ thực tế ảo VR trước khi đặt chỗ. Do đó, sau khi khách hàng dùng thử phiên bản VR dài 5 phút của chuyến đi, lượng đặt chỗ cho chuyến du ngoạn ở New York đã tăng 190%.
4. Những thách thức của công nghệ AR và VR trong tương lai
Cũng giống với các sản phẩm của công nghệ số đem đến rất nhiều lợi ích, song công nghệ thực tế tăng cường AR và thực tế ảo VR cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai.
4.1 Phần cứng
Mặc dù các mẫu tai nghe hay thiết bị AR và VR đều đem đến trải nghiệm vô cùng hấp dẫn nhưng chúng vẫn còn quá cồng kềnh và cần thời gian để tinh giản lại mặt thiết kế. Bên cạnh đó cũng có một số mẫu tai nghe khác đòi hỏi việc kết nối với máy tính, laptop nên chúng khá là rườm rà, cản trở và kém tiện nghi. Do đó, cần phải tiếp tục cải thiện hiệu suất và giảm kích thước của thiết bị AR/VR để làm cho chúng trở nên nhỏ gọn hơn và dễ dàng sử dụng hơn.
4.2 Phần nội dung
Thách thức thứ hai đối với công nghệ VR và AR là gì? Chính là phần nội dung. Các doanh nghiệp muốn sử dụng thực tế tăng cường cùng thực tế ảo để tạo mẫu sản phẩm hay thương mại điện tử sẽ cần tới nội dung 3D. Điều này đòi hỏi họ phải đảm bảo phát triển mô hình 3D của sản phẩm. Đây là việc gây ra nhiều tốn kém về mặt chi phí, đồng thời tạo ra nhiều cản trở nếu như doanh nghiệp áp dụng.
Hy vọng những chia sẻ của Luci đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm thực tế tăng cường AR là gì, đồng thời có thể phân biệt hai công nghệ nổi tiếng AR và VR. Trong tương lai, công nghệ AR và VR sẽ đối mặt với nhiều thách thức tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chúng ta có thể tạo ra những trải nghiệm ảo đầy ấn tượng, mở ra một tương lai kỳ diệu và đầy tiềm năng cho công nghệ này.