Cẩm nang phân loại tài sản theo quy định pháp luật mới nhất

243 lượt xem
Chia sẻ:
Cẩm nang phân loại tài sản theo quy định pháp luật mới nhất

Trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện đại, việc hiểu rõ và phân loại tài sản đúng theo quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và cập nhật nhất về cách phân loại tài sản theo quy định pháp luật hiện hành. Từ tài sản hữu hình đến tài sản vô hình, từ động sản đến bất động sản, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm bắt những điểm khác biệt cơ bản và ý nghĩa pháp lý của từng loại tài sản. 

Tài sản là gì? 

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:

– Đất đai;

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Tầm quan trọng của việc phân loại tài sản 

Việc phân loại tài sản là một quá trình không thể thiếu trong quản lý tài chính của cả cá nhân và tổ chức. Hiểu rõ và phân loại chính xác các loại tài sản giúp xác định giá trị thực, quản lý hiệu quả hơn và định giá chính xác khi cần bán tài sản.

Hiểu rõ giá trị thực của tài sản 

Phân loại tài sản giúp người quản lý hiểu rõ các loại tài sản, từ tài sản hữu hình như nhà cửa, xe cộ đến tài sản vô hình như thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. 

Đồng thời, phân loại tài sản cũng giúp tránh tình trạng đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị tài sản, từ đó đảm bảo sự chính xác trong báo cáo tài chính và đánh giá tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Phân loại tài sản giúp người quản lý hiểu rõ các loại tài sản
Phân loại tài sản giúp người quản lý hiểu rõ các loại tài sản

Quản lý tài sản hiệu quả hơn 

Người quản lý có thể xác định được tài sản nào cần bảo trì hay nâng cấp nhờ vào phân loại tài sản. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,… vì chúng đòi hỏi chi phí bảo trì và nâng cấp định kỳ để duy trì hiệu suất hoạt động.

Phân loại tài sản giúp doanh nghiệp quản lý tài sản cố định hiệu quả hơn 
Phân loại tài sản giúp doanh nghiệp quản lý tài sản cố định hiệu quả hơn

Định giá và bán tài sản chính xác hơn 

Khi cần định giá và bán tài sản, việc phân loại tài sản rõ ràng người bán không bị thiệt hại vì định giá quá thấp hoặc gặp khó khăn trong việc bán tài sản vì định giá quá cao. Đối với các doanh nghiệp, việc định giá chính xác tài sản còn giúp tối ưu hóa chiến lược thoái vốn và thu hút đầu tư.

Các loại tài sản

Tài sản có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên tính chất và hình thức của chúng. 

Tài sản là vật

Tài sản là vật bao gồm những tài sản có hình dạng vật lý và có thể nhìn thấy và chạm vào được. Chúng thường được chia thành hai loại chính:

Tài sản cố định được phân thành 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và vô hình
Tài sản cố định được phân thành 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và vô hình
  • Tài sản cố định: Là những tài sản dài hạn, không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và thường được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Ví dụ: nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị sản xuất.
  • Tài sản lưu động: Là những tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn, thường là dưới một năm. Ví dụ: hàng tồn kho, nguyên vật liệu.

Tài sản là tiền 

Tài sản là tiền bao gồm:

  • Tiền mặt: Bao gồm tiền trong tay và tiền gửi ngân hàng.
  • Tiền gửi tiết kiệm: Các khoản tiền gửi dài hạn tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác.
  • Các công cụ tài chính: Như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngắn hạn.
Tài sản là tiền 
Tài sản là tiền

Giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá trị là các tài sản tài chính có thể được mua bán hoặc trao đổi trên thị trường. Chúng bao gồm:

  • Cổ phiếu: Chứng nhận quyền sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần.
  • Trái phiếu: Chứng nhận khoản nợ của người phát hành đối với người mua, thường là các doanh nghiệp hoặc chính phủ.
    Chứng chỉ quỹ: Đại diện cho quyền sở hữu một phần tài sản của quỹ đầu tư.
Trái phiếu chính phủ là một trong những giấy tờ có giá trị
Trái phiếu chính phủ là một trong những giấy tờ có giá trị

Quyền tài sản 

Quyền tài sản là các quyền liên quan đến việc sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Chúng có thể là các quyền hợp pháp được bảo vệ bởi pháp luật và có giá trị kinh tế, bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng và khai thác đất đai.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, và quyền thiết kế.
  • Quyền hưởng lợi từ các hợp đồng: Như hợp đồng cho thuê, hợp đồng bảo hiểm, và các quyền lợi khác từ các thỏa thuận pháp lý.
Quyền tài sản là các quyền liên quan đến việc sở hữu hoặc sử dụng tài sản
Quyền tài sản là các quyền liên quan đến việc sở hữu hoặc sử dụng tài sản

Phân loại tài sản

Căn cứ vào tính chất của tài sản, BLDS 2015 phân loại tài sản thành động sản và bất động sản. Khoản 2 Điều 105 BLDS 2015 quy định như sau:

“Tài sản bao gồm bất động sản và động sản …”.

Sự khác nhau giữa bất động sản và động sản 

Phân biệt sự khác nhau giữa bất động sản và động sản 
Phân biệt sự khác nhau giữa bất động sản và động sản
Đặc điểm so sánhBất động sảnĐộng sản 
Đối tượngPhạm vi đối tượng được xếp vào bất động sản khá hẹp. Theo khoản 1, Điều 107, Bộ luật Dân sự 2015, các loại tài sản thuộc nhóm bất động sản bao gồm:

  • Đất đai
  • Nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật kinh doanh bất động sản.

Phạm vi đối tượng được xếp vào động sản khá rộng. Bộ luật Dân sự 2015 không liệt kê cụ thể như trường hợp bất động sản, mà chỉ quy định rằng: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.
Tính chất đặc thùLà những tài sản không thể di dời được.Là những tài sản có thể di dời được.
Đăng ký quyền tài sản Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là bất động sản phải được đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản.Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là động sản không cần đăng ký, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

Điểm khác nhau giữa tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 
Điểm khác nhau giữa tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Tiêu chíTài sản hiện cóTài sản hình thành trong tương lai
Định nghĩaLà tài sản đã hình thành và quyền sở hữu cùng các quyền khác đã được xác lập trước hoặc tại thời điểm chủ thể tiến hành giao dịch.Là tài sản được tạo ra hoặc đã tồn tại nhưng quyền sở hữu chỉ được xác lập sau thời điểm giao dịch.
Thời điểm xác lập quyền sở hữuQuyền sở hữu được xác lập trước hoặc tại thời điểm tiến hành giao dịch.Quyền sở hữu được xác lập sau thời điểm thực hiện giao dịch.
Rủi ro khi đảm bảoRủi ro thấp hơnRủi ro cao hơn 
Việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụÁp dụng với quyền sử dụng đấtKhông áp dụng với quyền sử dụng đất

Những thắc mắc thường gặp về phân loại tài sản

Phân loại tài sản là một khái niệm quan trọng trong pháp luật và kinh tế. Việc phân loại tài sản giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, giá trị và cách thức quản lý, sử dụng tài sản. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến việc phân loại tài sản.

Ý nghĩa của việc phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình? 

Việc phân loại tài sản vô hình và tài sản hữu hình đóng vai trò quan trọng trong việc định giá, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như cơ chế bảo vệ tài sản. 

Phân loại tài sản hữu hình và vô hình giúp đảm bảo quyền lợi giữa các bên 
Phân loại tài sản hữu hình và vô hình giúp đảm bảo quyền lợi giữa các bên

Chẳng hạn, trong giao dịch dân sự liên quan đến tài sản vô hình như quyền sử dụng nhà ở (hợp đồng thuê nhà) và giao dịch liên quan đến tài sản hữu hình như ô tô (mua – bán), Bộ luật Dân sự quy định quyền của các chủ thể và cơ chế bảo vệ tài sản khác nhau. Điều này đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia được bảo vệ theo từng loại tài sản cụ thể.

Ý nghĩa của việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản? 

Phân loại tài sản thành động sản và bất động sản mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, vì tài sản là công cụ thiết yếu trong đời sống xã hội và liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý như thuế, thừa kế, giao dịch dân sự, và các thỏa thuận dân sự thực tế. Việc này giúp xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như các quy định pháp lý và cơ chế bảo vệ phù hợp.

Căn cứ nào để phân loại tài sản thành động sản và bất động sản?

Việc phân loại tài sản thành bất động sản và động sản chủ yếu dựa trên đặc tính vật lý của tài sản, cụ thể là khả năng di dời của tài sản. Nếu tài sản không thể di dời được, nó được xếp vào nhóm bất động sản; ngược lại, nếu tài sản có thể di dời, nó được xếp vào nhóm động sản.

Quản lý tài sản doanh nghiệp hiệu quả với giải pháp Luci AM 

Luci Asset Management (Luci AM) là phần mềm quản lý thông tin tài sản được xây dựng và phát triển bởi công ty cổ phần Luci –  đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp ứng dụng IoT cho lĩnh vực quản lý thông minh. Hiện nay Luci AM là một trong những phần mềm quản lý tài sản được sử dụng rộng rãi nhất bởi những tính năng quan trọng.

Luci AM kết nối tài sản, mở ra tương lai thông minh cho doanh nghiệp 
Luci AM kết nối tài sản, mở ra tương lai thông minh cho doanh nghiệp
  • Theo dõi và quản lý thông tin tài sản toàn diện và hiệu quả: Luci AM theo dõi, giám sát tình trạng và vị trí của tài sản trong thời gian thực, ghi chép chi tiết về lịch sử sử dụng, bảo trì, và các thông tin khác liên quan đến tài sản. Bên cạnh đó, Luci AM được tích hợp với quy trình chuỗi cung ứng để theo dõi và quản lý tài sản từ nguồn gốc đến kết thúc. Phần mềm cũng có chức năng lên lịch và theo dõi các công việc bảo dưỡng, sửa chữa để tối ưu hóa tuổi thọ và hiệu suất của tài sản.
  • Tính bảo mật cao: Luci AM có hệ thống an ninh bảo mật công nghệ cao. Phần mềm sẽ gửi thông báo và cảnh báo tức thì qua email, tin nhắn hoặc ứng dụng di động khi có sự kiện quan trọng hoặc vượt quá ngưỡng cảnh báo.
  • Tích hợp IoT (Internet of Things): Luci AM Kết nối với các thiết bị IoT để cung cấp dữ liệu chi tiết và chính xác về tình trạng của tài sản.
  • Báo cáo và thống kê tự động: Luci AM tạo báo cáo tự động, thống kê về tình trạng, hiệu suất, và chi phí của tài sản.
  • Tương thích di động: Người dùng có thể sử dụng ứng dụng di động để quản lý tài sản từ xa và dễ dàng theo dõi thông tin khi cần thiết thông qua phần mềm Luci AM
  • Tích hợp Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning): Luci AM kết nối với hệ thống ERP để tối ưu hóa quy trình quản lý tổng thể của doanh nghiệp.

Những tính năng này phối hợp cùng nhau giúp Luci AM trở thành một giải pháp quản lý tài sản thông minh, linh hoạt và hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý thông tin tài sản an toàn và hiệu quả, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Luci theo các địa chỉ dưới đây. Đội ngũ Luci rất hân hạnh mang đến cho bạn những giải pháp công nghệ tiện ích nhất!

  • Điện thoại: 0902 239 589
  • Email: info@luci.vn 
  • Website: www.luci.vn 
  • Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội 
  • Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục