Các ứng dụng của công nghệ nhận dạng giọng nói

201 lượt xem
Chia sẻ:
Công nghệ nhận dạng giọng nói mang tới cuộc sống tiện ích và thông minh hơn

Công nghệ nhận dạng giọng giúp bạn điều khiển mọi thiết bị hiện đại thông qua âm thanh. Nó khiến cuộc sống trở nên tiện ích và thông minh hơn ra sao? Hãy cùng Luci tìm hiểu trong bài viết sau.

Công nghệ nhận dạng giọng nói mang tới cuộc sống tiện ích và thông minh hơn
Công nghệ nhận dạng giọng nói mang tới cuộc sống tiện ích và thông minh hơn

Công nghệ nhận dạng giọng nói là gì?

Công nghệ nhận dạng giọng nói là một bộ máy hoặc hệ thống có khả năng nhận và dịch (hoặc hiểu và thực hiện) các lệnh thu được từ giọng nói con người. Nó được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Google Assistant là một ví dụ điển hình.

Nhận dạng giọng nói bao gồm 2 thuật ngữ: Speech recognition và Voice recognition.

Speech recognition: Là việc công nghệ xác định từ ngữ trong câu nói rồi dịch chúng sang ngôn ngữ máy tính.

Voice recognition: Liên quan đến việc xác định giọng nói chính xác của một cá nhân nào đó, tương tự một phương pháp nhận diện sinh trắc học.

Nhận dạng giọng nói là xu hướng công nghệ nổi bật trong thời đại 4.0
Nhận dạng giọng nói là xu hướng công nghệ nổi bật trong thời đại 4.0

Với sự phát triển của công nghệ, ứng dụng nhận dạng giọng nói ngày càng được hoàn thiện với tính chính xác cao hơn. Thay vì nhận dạng từng chữ cái, công nghệ này còn có khả năng nhận dạng được theo ngữ nghĩa của câu nói để giảm thiểu sai sót trong quá trình nhận dạng.

Tại sao cần nhận dạng giọng nói?

Sự nhanh chóng là điều đầu tiên người ta nghĩ đến khi được đề cập đến câu hỏi này. Thay vì tốn thời gian ngồi nhập tay email, soạn thảo văn bản, đặt lịch hẹn…trên điện thoại, máy tính thì giờ đây, chúng ta có thể sử dụng giọng nói như một phương thức để nhập liệu. Nó tốc độ, đơn giản, thuận tiện và tính chính xác rất cao.

Công nghệ nhận dạng giọng nói ứng dụng trên điện thoại
Công nghệ nhận dạng giọng nói ứng dụng trên điện thoại

Ưu điểm nổi bật của công nghệ nhận dạng giọng nói là:

  • Kiểm tra chính tả: Tương tự như một giải pháp xử lý văn bản chuẩn, phần mềm có thể nhận diện và xử lý phần lớn lỗi chính tả, ngữ pháp, mặc dù mọi thứ sẽ không chính xác 100%.
  • Khả năng truy cập: Đây là công cụ tuyệt vời đối với người khuyết tật khi họ có thể dùng giọng nói để hệ thống chuyển thành văn bản, giúp việc nhập liệu hay điều khiển đều trở nên dễ dàng.
  • Tốc độ nhanh: Công nghệ có khả năng nắm bắt giọng nói của người dùng với tốc độ nhanh hơn việc nhập liệu bằng bàn phím hoặc viết tay thông thường. Vì vậy tốc độ khi nhập liệu bằng giọng nói được cải thiện đáng kể.

Ứng dụng công nghệ nhận dạng giọng nói trong cuộc sống

Tính năng nhận dạng giọng nói không chỉ dừng lại ở việc nhập liệu mà nó còn mở ra cả một chân trời để chúng ta khai thác và đơn giản hóa cuộc sống của mình. Dưới đây là 2 ứng dụng phổ biến của công nghệ này.

Ứng dụng trong việc nhập liệu

Chuyển giọng nói thành văn bản được xem là ứng dụng phổ biến nhất
Chuyển giọng nói thành văn bản được xem là ứng dụng phổ biến nhất

Chuyển giọng nói thành văn bản được xem là ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những phần mềm ứng dụng công nghệ này ngay trên smartphone.

Người dùng không chỉ xài giọng nói của mình như một phương thức nhập liệu mà chính bản thân thiết bị cũng có thể dùng giọng nói để đọc ra những thông tin cần thiết. Nó mang lại lợi ích to lớn cho những người khiếm thị khi mà họ có thể tận hưởng những tiến bộ công nghệ tương tự như những gì mà một người bình thường có thể làm.

Ứng dụng trong việc điều khiển nhà thông minh

Công nghệ nhận dạng giọng nói đang là xu hướng đối với các sản phẩm nhà thông minh. Giờ đây chủ nhà có thể thực hiện các thao tác bật tắt các thiết bị điện, các thiết bị an ninh bằng chính giọng nói của mình, không cần phải thao tác qua smartphone như trước nữa.

Nhà thông minh có thể điều khiển dễ dàng thông qua giọng nói
Nhà thông minh có thể điều khiển dễ dàng thông qua giọng nói

Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, khi các công tắc ở quá cao hoặc bố mẹ chưa cho phép sử dụng smartphone thì tính năng điều khiển bằng giọng nói sẽ giúp con thực hiện một số lệnh cơ bản như bật điện phòng khách, phòng ngủ hay bật tắt điều hòa…Hay đối với những gia đình có người cao tuổi, khó khăn trong việc sử dụng điện thoại thì đây thực sự là một trợ lý đắc lực cho các cụ.

Công nghệ được sinh ra là để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và việc nhận dạng giọng nói chắc chắn sẽ không phải là ngoại lệ. Nó là một phần tất yếu trong những ngôi nhà thông minh.

Khi mà các thiết bị điện tử trong ngôi nhà ngày càng trở nên hiện đại và thông minh thì một giải pháp quản lý tập trung là điều cần thiết đối với con người. Quy mô nhà càng lớn, các hệ thống cần phải quản lý càng nhiều, càng phức tạp. Lúc này các phương pháp quản lý truyền thống trở nên cồng kềnh và kém hiệu quả. Một trong những giải pháp được nhiều người tìm đến đó là Luci iBMS 4.0.

Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh Luci iBMS 4.0
Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh Luci iBMS 4.0

Luci iBMS 4.0 là giải pháp quản lý tòa nhà thông minh với các tính năng ưu việt giúp quản lý chi tiết tới từng hệ thống cơ – điện trong tòa nhà. Các hệ thống đó bao gồm:

  • Hệ thống điều hòa không khí chiller, hệ thống thông gió tòa nhà
  • Hệ thống cấp thoát nước
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống điện chiếu sáng
  • Hệ thống cung cấp điện tòa nhà
  • Hệ thống thang máy
  • Hệ thống an ninh ra vào
  • Hệ thống camera
  • Hệ thống cơ điện khác

Luci iBMS 4.0 giúp tối ưu hóa vận hành và tiết kiệm tối đa năng lượng, mang đến hiệu quả quản lý rõ rệt cho chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, bạn có thể liên hệ với Luci theo các địa chỉ sau:

Hotline: 0902 239 589

Website:  https://luci.vn/

Email: info@luci.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mục lục